ttth247.com

400 triệu người bị COVID-19 kéo dài, tốn 1.000 tỉ USD mỗi năm

Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Medicine, khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới gặp các triệu chứng và di chứng hậu COVID-19 kéo dài.

Cũng theo nghiên cứu, phí tổn kinh tế ước tính từ các yếu tố như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người mắc COVID-19 kéo dài không thể quay lại làm việc... là khoảng 1.000 tỉ USD mỗi năm, tương đương 1% GDP toàn cầu.

Bên cạnh đó, khoảng 6% người trưởng thành trên toàn thế giới đã mắc các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài; nhiều người vẫn chưa phục hồi hoàn toàn và việc điều trị căn bệnh này vẫn là một trong những thách thức lớn nhất.

Theo nhà dịch tễ học lâm sàng Ziyad Al-Aly tại Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, công trình trên của ông và các cộng sự còn nhằm cung cấp lộ trình cho các ưu tiên về chính sách và nghiên cứu.

Tham gia công trình này còn có một số nhà nghiên cứu COVID-19 hàng đầu khác cùng 3 lãnh đạo của tổ chức Patient-Led Research Collaborative do các bệnh nhân mắc các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài, đồng thời là các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, sáng lập.

Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới WHO gần đây cảnh báo vi rút SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 vẫn đang lưu hành và lưu ý các quốc gia cần tăng cường hệ thống ứng phó.

Tại một cuộc họp báo, bà Maria Van Kerkhove - giám đốc phụ trách Phòng chống dịch bệnh của WHO, dẫn dữ liệu từ 84 quốc gia cho thấy tỉ lệ xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 đã tăng trong vài tuần qua.

Hơn nữa, giám sát nước thải (được coi là phương pháp cung cấp chỉ báo sớm trước 2-3 tuần về số ca bệnh) cho thấy mức độ lưu hành vi rút SARS-CoV-2 trên thực tế cao hơn từ 2 - 20 lần so với những gì được báo cáo.

Bà đánh giá dấu hiệu này rất đáng lưu tâm vì vi rút SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục tiến hóa và thay đổi, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải một biến thể mới có thể tinh vi hơn. Các biến thể mới lại có khả năng "né" các biện pháp xét nghiệm và/hoặc can thiệp y tế, trong đó có cả việc tiêm chủng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Hiện ca bệnh ở nhóm trên 5 tuổi chiếm một phần tư tổng số ca mắc, trong khi giai đoạn đầu của dịch năm nay ít gặp ở nhóm tuổi này, theo đại diện Sở Y tế TP HCM.
3 tuần trước - Trẻ nhỏ mắc ho gà dễ diễn tiến nặng và tử vong do hệ miễn dịch non kém, có đến 90% số ca mắc và tử vong do ho gà được ghi nhận ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ số mũi vắc xin.
1 tháng trước - Nhiều bạn đọc không khỏi lo lắng gửi những câu hỏi đến báo Tuổi Trẻ với nỗi niềm năm học mới đang đến thật gần, làm thế nào để con họ không bị lây bệnh sởi?
1 tuần trước - Năm nay tôi 49 tuổi, có được tiêm vaccine sởi không và nên tiêm loại nào? (Minh Hiếu, Cần Thơ)
1 tháng trước - Cam kết hỗ trợ từ 400 triệu đồng đến 1,3 tỷ cho mỗi bác sĩ trình độ cao về làm việc, song Thanh Hóa chưa tuyển được nhân sự nào trong nhóm này.
Xem tin bài khác
10 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
10 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
10 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.