ttth247.com

5 thói quen phòng ngừa sa sút trí tuệ

Người lớn tuổi ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục thường xuyên, chơi các trò rèn luyện trí não và kiểm soát bệnh nền giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

Sa sút trí tuệ là hội chứng suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, suy nghĩ, hoạt động thường ngày. Bệnh phổ biến ở người lớn tuổi gây tổn thương hoặc mất kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não.

Bệnh do nhiều nguyên nhân kết hợp như bệnh lý (Alzheimer, tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, huyết áp thấp, tăng mỡ máu, đột quỵ, trầm cảm), sử dụng chất kích thích, lạm dụng rượu bia, nhiễm độc hóa chất hoặc kim loại nặng. Gia đình có người bị sa sút trí tuệ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở các thành viên khác.

BS.CKII Thân Thị Minh Trung, chuyên khoa Thần kinh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh này hoàn toàn, song phát hiện sớm và điều trị kịp thời góp phần kiểm soát nguy cơ, làm chậm tốc độ tăng nặng hoặc biến chứng.

Bác sĩ Trung gợi ý một số cách dưới đây hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ.

Rèn luyện trí não thường xuyên bằng cách giải câu đố, đọc sách báo, chơi game phán đoán như đuổi hình bắt chữ, đánh cờ vua hoặc cờ tướng. Các hoạt động này kích thích não bộ làm việc, thúc đẩy tuyến thượng thận tăng tiết hormone cortisol với hàm lượng vừa phải, có tác dụng hỗ trợ cải thiện trí nhớ.

Luyện tập, vui chơi ở mức vừa phải bởi nếu quá sức dễ sinh căng thẳng. Lúc này lượng hormone cortisol tăng cao, làm xói mòn hoạt động tế bào thần kinh ở hồi hải mã (nằm trong thùy thái dương của não, chức năng lưu trữ ký ức và định hình nhận thức), tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và biến chứng kèm theo.

Hoạt động thể chất và tương tác xã hội góp phần thư giãn, bớt căng thẳng, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu lên não, kích thích não hoạt động. Nếu không có vấn đề đặc biệt về sức khỏe hoặc bác sĩ chỉ định hạn chế vận động, người cao tuổi nên thường xuyên rèn luyện thể chất, tăng tương tác xã hội, tránh ngồi lâu một chỗ hoặc ở yên trong phòng.

Tập thể dục tối thiểu 150 phút mỗi tuần hoặc đi bộ nhanh 30-45 phút ba lần mỗi tuần hoặc bài tập vận động khác phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

Bác sĩ Trung tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Trung tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Kiểm soát tốt bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, tác nhân dẫn đến sa sút trí tuệ. Điều trị ổn định bệnh nền còn nâng cao sức khỏe tổng thể, hạn chế căng thẳng, hỗ trợ người cao tuổi giữ tinh thần vui vẻ, phấn chấn, ngăn ngừa sa sút trí tuệ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học là một phần quan trọng để cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung, tinh thần minh mẫn. Người lớn tuổi nên bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất như bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Tăng cường thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá béo, các loại hạt, dầu ô liu, quả bơ; vitamin D như hải sản, sữa, trứng. Vitamin B có trong gan động vật, các loại đậu, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa; vitamin C từ trái cây có múi, bông cải xanh, cà chua, ổi, quả mọng, các loại rau xanh và trái cây tươi cũng rất cần thiết. Những thực phẩm này có vai trò duy trì sức khỏe não bộ, phòng bệnh Alzheimer - nguyên nhân gây sa sút trí tuệ.

Bổ sung các tinh chất thiên nhiên từ blueberry (việt quất) và ginkgo biloba (bạch quả) góp phần tăng cường máu lên não, giảm đau đầu, mất ngủ, căng thẳng, cải thiện trí nhớ và sa sút trí tuệ.

Ngủ đủ giấc từ 6 đến 8 giờ mỗi đêm giúp trí não, hệ thần kinh khỏe mạnh, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường ít ngủ, mất ngủ hoặc các vấn đề rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân do cơ thể lão hóa, bệnh nền, tác dụng phụ của một số thuốc, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống... Người bệnh nên đi khám, điều trị tránh để lâu nguy hiểm.

Bệnh sa sút trí tuệ có thể tác động đến mỗi người bệnh theo các cách khác nhau, triệu chứng có xu hướng tăng nặng theo thời gian. Trong trường hợp nặng, người bệnh cần được người thân chăm sóc, hỗ trợ để thực hiện các hoạt động thường ngày. Bác sĩ Minh Trung lưu ý người thân cần ân cần, kỹ lưỡng, thường xuyên trò chuyện, động viên tinh thần người bệnh. Gia đình đưa người bệnh tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa thần kinh và hỗ trợ người bệnh uống thuốc đầy đủ, đúng liều. Người có dấu hiệu sa sút trí tuệ hoặc suy giảm trí nhớ bất thường, đột ngột nên đi khám.

Trường Giang

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để được bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - 'Các nhà khoa học kêu gọi mọi người nên ăn hạn chế thịt đỏ sau khi phát hiện ra mối liên hệ giữa một loại sắt có trong loại thực phẩm này và bệnh tiểu đường loại 2'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...
1 tháng trước - Theo ThS Đinh Thị Hải Yến, trưởng khoa truyền thông - giáo dục sức khỏe Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh sởi hiện vẫn gia tăng và có diễn biến phức tạp.
4 giờ trước - Việc tiếp xúc với các nguồn ánh sáng xanh nhân tạo từ các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài, đặc biệt vào buổi tối, có thể gây suy giảm thị lực ở trẻ.
2 tuần trước - Để ngăn ngừa lão hóa da, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với những thói quen sinh hoạt, đồng thời phải biết chăm sóc da đúng cách.
1 tháng trước - Gan nhiễm mỡ là bệnh rất phổ biến nhưng thường ít được quan tâm do diễn tiến âm thầm nên không có triệu chứng rõ ràng. Những thói quen nào trong sinh hoạt hàng ngày khiến nam giới mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe có mức đường huyết lý tưởng khác nhau, kiểm soát hợp lý chỉ số giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
3 phút trước - Tôi 38 tuổi, gần đây hay mệt mỏi, nhịp tim rất chậm, khoảng 50-55 lần một phút, có lúc xuống dưới 50. Tình trạng này có nguy hiểm không, điều trị thế nào? (Như Hòa, Bình Chánh)
4 phút trước - Hưng Yên- Người đàn ông 52 tuổi bị viên gạch rơi vào chân khi xây tường phòng lũ, có vết thương nhỏ nên xử lý băng bó bình thường, 6 ngày sau cứng hàm.
4 phút trước - Các con tôi rất thích ăn cơm trộn mỡ lợn, thêm tóp mỡ giòn, nước mắm nhưng tôi sợ thừa chất, béo phì, vậy ăn thế nào mới tốt? (Thảo, 30 tuổi, Hà Nội).
28 phút trước - “Con có thói quen vừa ăn xong đã ngồi ngay vào bàn học hoặc hoạt động thể lực ngay lập tức. Thêm nữa, con thường xuyên ăn khuya, tự ý đặt những đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn”, mẹ bé cho biết.