ttth247.com

7 trà thảo mộc giúp giảm cholesterol xấu

Các loại trà làm từ thảo mộc như trà xanh, hoa dâm bụt, bạc hà và bồ công anh hỗ trợ giảm mức cholesterol xấu, tăng cường sức khỏe tim mạch.

Cholesterol là chất béo trong máu rất cần thiết để xây dựng các tế bào khỏe mạnh. Lipoprotein mật độ thấp (LDL) thường được gọi là cholesterol xấu vì nó tích tụ trong thành mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. Phần còn lại là lipoprotein mật độ cao (HDL) còn gọi là cholesterol tốt. HDL đưa LDL đến gan để xử lý và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Chỉ số LDL thấp, dưới 100 mg/dL được coi là khỏe mạnh.

Mệt mỏi hoặc khó chịu ở ngực có thể là dấu hiệu LDL cao. Tuy nhiên, tình trạng này được kiểm soát bằng cách sống lành mạnh như ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên. Trong đó, uống các loại trà thảo mộc giúp giảm tích tụ cholesterol xấu trong động mạch, nhờ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.

Trà xanh

Trà xanh giàu catechin, chất chống oxy hóa giúp giảm LDL đồng thời tăng loại tốt HDL. Uống trà xanh thường xuyên có thể kiểm soát mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch. Để uống trà xanh, hãy ngâm vài túi hoặc lá trà xanh tươi vào nước nóng trong 3-5 phút. Uống 1-2 cốc mỗi ngày để đem lại lợi ích tối ưu.

Trà tỏi

Tỏi có lợi cho sức khỏe tim mạch, bao gồm cả khả năng giảm mỡ máu. Trà tỏi chứa các hợp chất chứa hoạt tính sinh học như allicin hỗ trợ hạ chỉ số LDL. Ngâm tép tỏi nghiền nát trong nước khoảng 5-10 phút, sau đó lọc lấy nước uống. Thêm một chút chanh để tăng thêm hương vị.

Trà nghệ

Curcumin là hợp chất có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh có trong trà nghệ hay sữa nghệ. Curcumin có thể giảm LDL, ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol - nguyên nhân gây bệnh tim. Trộn một thìa cà phê bột nghệ với nước nóng hoặc sữa, thêm một chút hạt tiêu đen để tăng cường hấp thu chất curcumin, thưởng thức một hoặc hai lần một ngày.

Trà dâm bụt

Trà dâm bụt được làm từ cánh hoa dâm bụt khô, là lựa chọn lành mạnh khác để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Anthocyanin cùng các chất chống oxy hóa khác trong trà này có tác dụng giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính. Uống trà dâm bụt còn góp phần hạ huyết áp tự nhiên. Pha trà dâm bụt bằng cách ngâm cánh hoa khô hoặc túi trà trong nước sôi trong 5-7 phút. Thưởng thức nóng hoặc đá, 1-2 lần mỗi ngày.

Trà bạc hà

Trà bạc hà không chỉ có công dụng làm dịu các vấn đề về tiêu hóa mà còn có chứa các hợp chất tốt cho người cholesterol cao. Nó hữu ích cho sức khỏe tiêu hóa tổng thể nói chung và tim mạch nói riêng. Để pha loại trà này, chỉ cần ngâm lá bạc hà hoặc túi trà vào nước nóng trong 5 phút. Uống 1-2 lần một ngày, nhất là sau bữa ăn.

Trà gừng

Đặc tính chống viêm, chống oxy hóa của củ gừng góp phần phòng bệnh tim bằng cách giảm chỉ số mỡ máu. Ăn uống các món chứa gừng thường xuyên còn cải thiện lưu thông máu, phòng tăng huyết áp. Đun sôi vài lát gừng tươi trong 10 phút, sau đó lọc lấy nước uống. Bạn có thể thưởng thức trà gừng 1-2 lần mỗi ngày, pha thêm mật ong để tăng hương vị.

Trà bồ công anh

Trà bồ công anh được làm từ lá hoặc rễ của cây bồ công anh, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol. Nó hỗ trợ chức năng gan, rất quan trọng cho việc chuyển hóa và điều chỉnh cholesterol tại cơ quan này. Ngâm lá hoặc rễ bồ công anh khô trong nước nóng trong 5-7 phút, dùng 1-2 lần một ngày.

Bảo Bảo (Theo Times of India)

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Nhai lá trà xanh, bạc hà, mùi tây, đinh hương sau ăn hay dùng trà từ các loại thảo dược này để nước súc miệng có thể giảm mùi hôi miệng.
1 tháng trước - Phụ huynh đặt ra giới hạn về số lượng và dạy con tác hại của đồ ngọt, giúp con chọn các món thay thế lành mạnh để cắt giảm lượng đường hàng ngày cho trẻ.
4 ngày trước - Ngủ đủ giấc, uống cà phê vừa phải, duy trì chế độ ăn bổ dưỡng và hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử góp phần giảm đau đầu.
1 tuần trước - Không chỉ dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn, củ riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa nhiều bệnh trong đông y. Trong y học hiện đại, tinh chất riềng cũng được nghiên cứu sử dụng để chữa bệnh.
3 tuần trước - Tôi 23 tuổi, khỏe mạnh, thể dục thể thao thường xuyên và ít khi ốm vặt, có cần tiêm vaccine sởi không vì bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em? (Minh Hà, TP HCM).
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.