ttth247.com

Bác sĩ chỉ cách phân biệt triệu chứng sởi và sốt phát ban

Phát ban cùng lúc với sốt, vị trí phát ban từ vùng sau gáy

Ngày 14.8, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Đình Quy (Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết kể từ tháng 6 đến nay, số ca mắc sởi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đang gia tăng nhanh. Sởi lây qua đường hô hấp do vi rút sởi, lây rất nhanh, thời gian ủ bệnh kéo dài có thể từ 7-21 ngày.

"Triệu chứng đầu tiên là sốt, sau đó phát ban, phát ban từ vùng sau gáy, sau đó lan xuống lưng, mặt... Đây là điểm phân biệt với các loại sốt phát ban do siêu vi khác (lan từ những vị trí khác, sau đó mới lan toàn thân) kèm theo ho, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, thở nhanh, thở gấp... Trẻ thường sốt kèm phát ban chứ không phải sau sốt mới phát ban, sốt thường âm ỉ 5-7 ngày thậm chí 10 ngày. Nếu trẻ sốt 2-3 ngày có phát ban mà vẫn chưa hết sốt thì phụ huynh có thể nghi ngờ nguy cơ trẻ mắc sởi", bác sĩ Quy chia sẻ.

Sau phát ban thường sẽ để lại vết thâm, xám xám giống vết vằn của con hổ trên da.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Nguyên Lộc (Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết, sởi có tốc độ lây nhanh, do đó biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm ngừa vắc xin. Trẻ 9 tháng tiêm mũi đầu tiên, sau đó tiêm mũi 2 nhắc lại lúc 18 tháng, nếu tiêm đủ 2 mũi sẽ bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc sở trên 95%. Với trẻ nhỏ chưa đến độ tuổi tiêm, cần vệ sinh tay, vật dụng xung quanh, hạn chế đến nơi đông đúc.

Bác sĩ chỉ cách phân biệt triệu chứng sởi và sốt phát ban- Ảnh 1.

Phát ban ở trẻ mắc sởi

HCDC

Phòng bệnh cho trẻ

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thị Ngọc Phú (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM), cả bệnh sởi và sốt phát ban đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và chất lượng sống của trẻ. Vì vậy, cần bảo vệ sức khỏe của trẻ, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức đề kháng, miễn dịch cho trẻ.

Tiêm vắc xin đủ mũi và đúng lịch là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ; vì vậy bố mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đối với bệnh sởi, trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi ngừa sởi; mũi đầu tiên bắt đầu khi trẻ 9 tháng tuổi.

Trẻ cần được bổ sung đủ dưỡng chất và năng lượng để cơ thể phát triển khỏe mạnh, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh. Chế độ ăn hằng ngày của trẻ cần đảm bảo có đủ 4 nhóm chất thiết yếu (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) và tăng cường lượng rau xanh trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi, sữa chua để tăng đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước mỗi ngày nhằm đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể; có thể cho trẻ uống các loại nước ép để kích thích vị giác của trẻ, bổ sung nước, vitamin và khoáng chất cho trẻ.

Dọn dẹp không gian sống, khu vực vui chơi của trẻ sạch sẽ, thoáng khí, hạn chế khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá, tạo môi trường sống xanh, an toàn cho trẻ. Trẻ nên được tắm rửa sạch sẽ hằng ngày, súc miệng 2 lần mỗi ngày, vệ sinh mũi họng và nước muối sinh lý đúng cách, tập thói quen rửa tay với xà phòng khử khuẩn thường xuyên.

Tránh để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh sởi; hạn chế đưa trẻ đến các khu vực đông đúc khi có dịch bệnh bùng phát, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài. Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ và đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ mắc bệnh.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Ban sởi mọc rồi hết theo trình tự từ đầu xuống chân trong 4-6 ngày, còn ban rubella mọc không theo trình tự trong 24 giờ và sau 2-3 ngày là khỏi.
1 tháng trước - Ngâm thuốc thảo dược là một phương pháp trị liệu được y học cổ truyền ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc giảm đau xương khớp và cải thiện giấc ngủ.
1 tháng trước - Cụ bà (84 tuổi, quốc tịch Campuchia) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau hạ sườn phải, đau quặn từng cơn trên nền đau âm ỉ kèm sốt kéo dài.
4 ngày trước - Ban sởi dạng dát sẩn xen kẽ khoảng da lành, còn ban tay chân miệng có dạng mụn nước, không ngứa và không đau.
3 tuần trước - Bệnh viện Nhi đồng 1 gần đây tiếp nhận 368 ca sởi, gặp khó khăn khi không có thuốc cấp cứu trẻ bệnh nặng, phải dùng loại khác thay thế với hiệu quả thấp hơn.
Xem tin bài khác
14 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
14 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
14 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.