ttth247.com

Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bộ LĐ-TB-XH vừa có hướng dẫn Nghị định 28/2015 Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp- Ảnh 1.

Lao động thất nghiệp làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

THU HẰNG

Mức hưởng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Bộ LĐ-TB-XH, điều 50 của luật Việc làm 2013 quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng mức bình quân của 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp nhân với 60%.

Trong trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 6 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở (9 triệu đồng) hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng (23,4 triệu đồng).

Ví dụ 1: bà Nguyễn Thị A. giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E mức lương như sau: từ ngày 1.9.2013 đến ngày 31.8.2014 là 2 triệu đồng/tháng, từ ngày 1.9.2014 đến 31.8.2015 là 4 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, từ ngày 1.1.2015 đến ngày 30.6.2015, bà A. nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

Bà A. làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật và ngày 1.7.2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A., quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12.2014). Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A. là (2 triệu đồng x 2 tháng + 4 triệu đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2 triệu đồng/tháng.

Ví dụ 2: ông Đào Văn B. có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 38 tháng (từ ngày 1.1.2012 đến ngày 28.2.2015), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (từ tháng 9.2014 đến tháng 2.2015) là 8 triệu đồng/tháng. Ông B. được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 3 tháng (thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông B. tính từ ngày 5.4.2015 đến ngày 4.7.2015).

Ngày 2.5.2015, ông B. giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp X (mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 7 triệu đồng/tháng) và thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định. Ông B. bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 2.5.2015 và được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Do ốm đau cần phải điều trị dài ngày nên ngày 28.7.2015, ông B. thỏa thuận với doanh nghiệp X để chấm dứt hợp đồng lao động và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai.

6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp của ông B. là các tháng sau: tháng 12.2014 và tháng 1, 2, 5, 6, 7.2015. Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông B. là (8 triệu đồng x 3 tháng + 7 triệu đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 4,5 triệu đồng/tháng.

Mức hưởng trợ cấp tối đa bằng 5 lần lương tối thiểu vùng

Luật hiện hành cũng quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động khu vực nhà nước và không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với khu vực doanh nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ: Ngày 1.1.2015, ông Trịnh Xuân C. giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp F với mức lương là 70 triệu đồng/tháng. Doanh nghiệp F hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3,1 triệu đồng/tháng. Do đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông C. là: 20 lần x 3,1 triệu đồng = 62 triệu đồng/tháng.

Ngày 28.9.2015, ông C. thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp F và chuyển sang giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng với doanh nghiệp G (từ ngày 1.10.2015 đến 31.12.2015) với mức lương là 80 triệu đồng/tháng.

Doanh nghiệp G có trụ sở chính hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2,15 triệu đồng/tháng nhưng ông C. không làm việc tại trụ sở chính mà làm việc tại chi nhánh, chi nhánh này hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2,4 triệu đồng/tháng. Do đó, ông C. tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp tại tổ chức bảo hiểm xã hội nơi chi nhánh hoạt động với mức lương là: 20 lần x 2,4 triệu đồng = 48 triệu đồng/tháng.

Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp G, ông C. nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, 60% mức tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi ông C. chấm dứt hợp đồng lao động là: (62 triệu đồng x 3 tháng + 48 triệu đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 33 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông C. tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ông chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông C. là 12 triệu đồng/tháng (2,4 triệu đồng x 5 lần = 12 triệu đồng/tháng).

Bộ LĐ-TB-XH cũng cho biết, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày NLĐ bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bộ LĐ-TB&XH lý giải nguyên nhân không điều chỉnh giảm dần tỉ lệ chênh lệch lương hưu giữa nam và nữ trong Luật BHXH 2024.
1 tháng trước - Mặc dù bộ luật Lao động đã điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nam lên 62 và nữ lên 60, song luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới, có hiệu lực từ 1.7.2025, không có sự thay đổi về tính tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng với độ tuổi nghỉ hưu.
1 tuần trước - Từ vụ việc Mái ấm Hoa Hồng (Q.12, TP.HCM), tới đây, không chỉ kiểm tra, thanh tra về điều kiện hoạt động, cơ sở vật chất..., Bộ LĐ-TB-XH sẽ thanh tra, kiểm tra toàn diện đối với các hoạt động của những cơ sở bảo trợ xã hội trên toàn quốc.
1 tháng trước - Nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu, từ 1.7.2025, khi luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi có hiệu lực, ngoài điều chỉnh lương hưu theo nguyên tắc chung, những người có mức lương hưu thấp và những người nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ...
1 tháng trước - Từ 1/7/2025, khi luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 có hiệu lực, người có mức lương hưu thấp và người nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu thỏa đáng.
Xem tin bài khác
10 phút trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang những thông điệp lớn, quan trọng tới Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79.
10 phút trước - Ngày 19.9, tiếp tục Hội nghị T.Ư 10 khóa XIII, T.Ư Đảng làm việc tại hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
31 phút trước - Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (19/9) và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương...
1 giờ trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
1 giờ trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.