ttth247.com

Có cần tiêm ngừa zona thần kinh sau khi tiêm thủy đậu?

Tôi đã tiêm ngừa thủy đậu, có cần tiêm ngừa zona thần kinh nữa không? Hai vaccine khác nhau thế nào? (Vũ Tuyết, 52 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Vaccine thủy đậu là loại sống giảm độc lực, bản chất là virus Varicella Zoster (VZV) được làm suy yếu để giảm đi độc lực. Từ đó, mũi tiêm kích thích cơ thể sinh kháng thể với thủy đậu, hạn chế phát triển bệnh zona thần kinh sau này, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho người tiêm.

Tuy nhiên, do cơ chế virus vẫn còn sống trong vaccine nên có tỷ lệ rất nhỏ mầm bệnh nằm lại trong rễ hạch thần kinh và tái hoạt động, gây ra zona thần kinh. Tuy nhiên, xét về lợi ích, việc không tiêm vaccine thủy đậu sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và phát triển zona thần kinh cao gấp nhiều lần.

Bên cạnh đó, vaccine thủy đậu dù có hiệu quả cao vẫn có tỷ lệ thấp không sinh miễn dịch sau khi tiêm. Ngoài ra, nhiễm thủy đậu có thể có triệu chứng không rõ ràng, không được chẩn đoán và điều trị, tăng khả năng phát triển zona thần kinh sau này. Lúc này, vaccine thủy đậu không còn tác dụng. Ngược lại, vaccine zona thần kinh chỉ ngăn ngừa virus tái hoạt động và không phòng được bệnh thủy đậu.

Người lớn tiêm vaccine zona thần kinh tại VNVC. Ảnh: Trọng Tiến

Người lớn tiêm vaccine zona thần kinh tại VNVC. Ảnh: Trọng Tiến

Zona thần kinh có thể gây các biến chứng như đau dây thần kinh sau zona, nhiễm khuẩn da, sẹo lồi, liệt một bên mặt, nghe kém hoặc mất khả năng nghe, viêm phổi, viêm gan, viêm não, viêm màng não, đột quỵ... Trong đó biến chứng đau dây thần kinh kéo dài có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, gây suy giảm chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Vì những lý do trên, người mắc bệnh thủy đậu hoặc từng tiêm phòng thủy đậu, vẫn cần chủng ngừa zona thần kinh để được bảo vệ toàn diện. Hiện Việt Nam có vaccine Shingrix do hãng dược GSK (Bỉ) sản xuất, hiệu quả phòng zona lên đến 97% và giảm các biến chứng hơn 90%. Mũi tiêm chỉ định cho người từ 50 tuổi trở lên hoặc người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc zona thần kinh. Loại này cần tiêm cách liều vaccine thủy đậu trước đó tối thiểu 8 tuần.

BS.CKI Bạch Thị Chính
Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Bệnh zona thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi, vì sao như vậy? Tiêm vaccine thủy đậu có phòng được bệnh zona không? (Trần Linh, 25 tuổi, Thanh Hóa)
2 tuần trước - Bệnh zona là một bệnh phổ biến, số ca ngày càng tăng cao do già hóa dân số. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Bệnh không bùng phát thành dịch nhưng biến chứng rất nguy hiểm.
5 ngày trước - Trẻ em có dễ mắc zona thần kinh và có được tiêm ngừa không? Nhóm này nên làm gì để phòng zona? (Minh Hà, 30 tuổi, Hà Nam)
4 ngày trước - Nhiều người đã biết 2 bệnh thủy đậu và zona thần kinh, nhưng lại không biết rằng 2 căn bệnh này liên quan với nhau theo kiểu lúc nhỏ mắc thủy đậu, già sẽ mắc zona. Một vi rút nhưng gây hai bệnh.
1 tháng trước - Thủy đậu và zona thần kinh, hay dân gian hay gọi là giời leo có liên quan đến nhau không? (Thành Nam, 51 tuổi, Hà Nội)
Xem tin bài khác
16 phút trước - Bệnh nhân Nguyễn Thành L. 20 tuổi, trú tại tỉnh Thái Bình được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều vì đau chân.
40 phút trước - Bố tôi 70 tuổi, bị zona thần kinh mọc dọc thân mình trái. Có người khuyên bôi mực tàu để mụn nước xẹp nhanh. Điều này có đúng không? (Phước Hải, Hà Nội)
40 phút trước - Hóa trị làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, gây mất cân bằng hormone, có thể khiến nam giới vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
40 phút trước - Mụn ở lứa tuổi thanh thiếu niên không khó điều trị nhưng cần chăm sóc, dưỡng ẩm... đúng cách để tránh gây ra sẹo, Ths.BS CKII Nguyễn Tiến Thành cho biết.
1 giờ trước - Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bệnh nhân được bác sĩ cho số điện thoại để liên lạc, được tư vấn với bác sĩ qua video call thì bệnh nhân suy tim sẽ giảm được tỉ lệ tái khám bất thường, cũng như nhập viện cấp cứu.