ttth247.com

Cô gái Mông 2 lần mất bố thành nữ sinh viên đại học đầu tiên của buôn Plao Siêng

Từ TP Buôn Ma Thuột, chúng tôi phải vượt quãng đường hơn 100km mới vào tới buôn Plao Siêng (xã Ea Rbin, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk).

Ngôi nhà sàn của mấy mẹ con Sanh nằm lọt thỏm giữa cánh đồng trong buôn. Giữa trời nắng gắt, cô tân sinh viên đang hái rau, lấy củi để nấu bữa trưa cho cả nhà trước khi sắp xếp hành trang chuẩn bị nhập học ngành sư phạm tiếng Jrai ở Trường đại học Tây Nguyên.

2 lần mất bố, người bố không sinh nhưng tấm lòng biển cả 

Chị Lý Thị Pà (40 tuổi, mẹ Sanh) mất chồng khi còn rất trẻ, một mình quần quật làm lụng nuôi 3 đứa con.

Ở trong xóm, có người đàn ông cũng mất vợ. Thấy chị Pà khổ nên thường qua giúp việc nặng nhọc. 

Có lẽ vì hai số phận đều chịu mất mát, thấu hiểu nhau nên hai người tái hôn.

"Chị em mình rất hạnh phúc, vì bố kế rất hiền lành, siêng năng và thương tụi mình như con ruột. Vất vả mấy bố cũng luôn lo lắng cho anh chị em đủ ăn, đủ mặc và đều được đi học", Sanh kể.

Nhắc đến bố dượng, nước mắt Sanh lại ướt đẫm bởi ông là người ủng hộ việc bạn tiếp tục học cao lên, khác với quan niệm của phần lớn người Mông ở buôn Plao Siêng: con gái học nhiều làm gì, chỉ nên ở nhà lấy chồng sinh con.

"Hồi về ở với mẹ, rồi khó khăn quá cả nhà dắt díu nhau vào huyện Lắk này mới làm khai sinh. Vậy nên, họ mình đang mang cũng là theo họ của bố kế là Vừ A Páo. 

Ở vùng đất mới, bố mẹ lại có thêm 3 em nữa. Bố vẫn động viên tất cả các con phải cố gắng học hành. Mình học tốt nhất nên bố cũng khuyến khích mình học lên cao, thay đổi cuộc đời", Sanh nhớ lại.

Niềm vui ngắn chẳng tày gang, bố Páo mắc bệnh ruột thừa nhưng âm thầm chịu đựng và tiếp tục làm việc. Một chiều mưa năm 2019, anh Páo đang đau nhưng gắng lên sửa mái tôn tránh cơn mưa bão sắp tới.

Mái tôn vẫn chưa sửa xong thì anh đã đau không còn chút sức lực. Tối đó mọi người quây quần bên giường bố lo lắng. Phép màu đã không xảy ra.

Hôm ấy cũng là giây phút cuối cùng mà các con được ở cạnh bố. Lại một lần nữa Vừ Thị Sanh mất đi người bố yêu thương mình hết mực, Sanh kể câu chuyện nghẹn ngào.

Và "người mẹ" thứ hai

Bố mất, một mình mẹ Sanh với 3 sào ruộng và đàn 6 đứa con nheo nhóc. Khổ quá, mẹ khuyên Sanh nên nghỉ học để đi làm thuê phụ lo cho ba em còn quá nhỏ.

"Lúc đó mình đã khóc rất nhiều dù hiểu hoàn cảnh quá khó khăn. Mình lên lớp kể, chia tay các bạn và cô chủ nhiệm (cô Phạm Thị Hồng, 33 tuổi, giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản - PV). Nhưng cô đã khuyên mình nỗ lực vượt khó khăn để học tiếp", cô tân sinh viên đang rất cần được tiếp sức đến trường nhớ lại.

Trưa đó, cô Hồng đến nhà động viên chị Pà để Sanh được tiếp tục đi học, chi phí học tập sẽ nhờ các nhà hảo tâm hỗ trợ. Nhờ cô khuyên, mẹ đồng ý cho Sanh tiếp tục đến trường, hoàn thành hết chương trình cấp 2.

"Nhưng lên lớp 10, trường cách xa nhà đến hơn 40km, hầu như việc học tiếp của mình là vô vọng. Lúc đó cô Hồng lại đến nhà, xin mẹ để mình tiếp tục được đến trường.

Cô gọi điện cho đồng nghiệp ở Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (xã Krông Nô, huyện Lắk) cho mình được ở nội trú trong ký túc xá. Tiền học phí cũng được miễn giảm, cô hỗ trợ thêm.

Nhờ sự động viên của cô mà mình đã hoàn thành chương trình phổ thông, quyết tâm học đại học để thay đổi cuộc đời", Sanh hạnh phúc.

Cô gái Mông có đôi mắt đẹp và nghị lực kiên cường 

Sanh kể, trong những ngày xa nhà đi học cấp 3, Sanh đã xin làm phụ bếp ở căng tin của trường.

Sanh quét nhà, dọn bàn, rửa bát hằng ngày cho cô chủ nên được cho ăn ngày 3 bữa. Không phải lo cái ăn, chỉ tập trung học để hoàn thành ước mơ.

Khi đậu đại học, thêm một lần nữa, nhờ sự động viên của cô Hồng, Sanh mới có thêm động lực để bước tiếp. 

"Vào đại học là niềm mơ ước lớn lao của mình. Nhưng hoàn cảnh gia đình quá thiếu thốn nên những ngày qua mẹ rất lo lắng", Sanh vừa nhìn nhìn lên những tia nắng xiên qua khe hở của tường ván, mái tôn chiếu lên hàng giấy khen, vừa tâm sự.

Nói "mẹ rất lo lắng" nhưng nhìn vào gương mặt Sanh, người đối diện biết rằng cô cũng có nỗi lo không thua gì mẹ.

Nữ sinh đầu tiên ở buôn Plao Siêng vào đại học

Kể thêm về học trò của mình, cô giáo Phạm Thị Hồng cho biết nắm được hoàn cảnh của Sanh từ hồi bạn học cấp 2. Cô thấy ở Sanh sự ham học, nỗ lực để vượt khó nhưng hoàn cảnh gia đình vô cùng bức bách, luôn đứng trước nguy cơ phải nghỉ học.

"Mình hạnh phúc vì đã góp phần hỗ trợ, đồng hành với em Sanh để em có thể hoàn thành chương trình phổ thông. Sanh là cô gái Mông đầu tiên ở buôn Plao Siêng học hết cấp 3 và giờ đã vào đại học.

Em chính là niềm hy vọng của chúng tôi trong việc giúp người dân ở buôn làng này nhận thức về vai trò của học tập cho phát triển, để mong mai này trong buôn có nhiều sinh viên như Sanh", cô Hồng tâm sự.

Ngày 25-8, cô Hồng khệ nệ với đủ thứ đồ cùng học trò Vừ Thị Sanh đi làm thủ tục nhập học. Biết trò không có tiền, cô Hồng chủ động đăng ký cho Sanh ở ký túc xá, ứng nộp các chi phí trước qua mạng.

"May mắn là mình quen nhiều bạn đồng nghiệp hồi học chung Trường đại học Tây Nguyên và được hỗ trợ nên các thủ tục cũng thuận lợi. Giờ quan trọng nhất là bản thân Sanh phải mạnh mẽ, nỗ lực để hoàn thành ước mơ của mình", cô Hồng tâm sự.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Gia đình tứ tán kiếm miếng ăn, Anh Thư sống với bà bên bờ sông Long Xuyên, An Giang. Bà bán vé số, cháu đi làm thêm. Cô gái ấy vẫn là học sinh giỏi tỉnh, đội tuyển thi quốc gia, là học sinh giỏi toàn diện của nhà trường.
2 ngày trước - Người mẹ vĩ đại có hành trình mang thai và sinh mổ gian nan cùng lúc 4 cô con gái với mong muốn duy nhất các con được chào đời khỏe mạnh. 23 năm sau, cả 4 cô con gái xinh đẹp khiến ba mẹ tự hào khi ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập ở nước...
3 tuần trước - Sau 2 năm học tập tại TP.HCM, Lê Ánh Thùy Trang, sinh viên Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình TP.HCM về lại với tỉnh Gia Lai để tiếp tục với hành trình thiện nguyện của mình. Nữ sinh cùng các thành viên trong nhóm Flowers sử dụng những đồ...
1 tháng trước - Trần Thị Minh Anh, cô gái từng giành huy chương Vàng Olympic Sinh học quốc tế năm 2018, sau 6 năm tiếp tục đỗ đầu kỳ thi bác sĩ nội trú của Trường ĐH Y Hà Nội.
1 tháng trước - Ngọc Ngân, 18 tuổi, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre, gửi thư ứng tuyển học bổng “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ đã viết những lời tha thiết: “May mắn không tự nhiên rơi xuống, nên em muốn tự tạo ra may mắn để cứu cuộc đời mình”.
Xem tin bài khác
23 phút trước - Từ vụ người đàn ông tử vong tại phòng tập gym ở TP.Hà Nội, nhiều người thường xuyên tập thể hình lo sợ và theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao hơn. Chủ các phòng gym cũng tăng cường quan sát người tập qua camera...
23 phút trước - Hải sản, sữa, trứng, đậu nành và các loại hạt là các thực phẩm quen thuộc, dễ dàng đưa vào thực đơn hàng ngày để cung cấp canxi cho gia đình.
23 phút trước - Nhiều người Hàn Quốc tham gia khóa học nấu ăn cho chó mèo, mong chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng, an toàn cho vật nuôi.
1 giờ trước - Theo quy tắc đặt tên bão của thế giới, mỗi quốc gia được đặt tên 10 cơn bão chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm: năm 2024 theo chu kỳ cơn bão Trà Mi có mã số trùng với năm 2024 nên được chọn và đặt tên.
1 giờ trước - Khi được hỏi, hầu hết các gymer đều chia sẻ mục đích ban đầu tập gym là để rèn luyện và duy trì một sức khoẻ tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng đạt được kỳ vọng nếu không có mục tiêu cũng như kế hoạch tập luyện rõ ràng.