ttth247.com

Cú sốc đầu đời của thực tập sinh Mỹ

MỹNhiều người mới đi làm lầm tưởng phải mặc quần âu, áo vest tại văn phòng, nhưng thời trang công sở thay đổi đáng kể sau đại dịch.

Ngày đầu thực tập tại một cơ quan truyền thông, Maya Bodnick, 20 tuổi, diện một bộ vest màu tím sang trọng, định gây ấn tượng với các đồng nghiệp lớn tuổi.

Nhưng cô gái 20 tuổi nhận ra bộ trang phục của mình quá lố bởi đa số các đồng nghiệp chỉ mặc quần jeans và áo sơ mi đơn giản. Nhưng Maya cũng thấy nhẹ nhõm khi biết mình có thể mặc những bộ trang phục này trong ngày thực tập tiếp.

Câu chuyện của Maya không hiếm gặp. Nhất là sau thời kỳ đại dịch khi nhân viên văn phòng trở lại làm việc, họ bắt đầu linh hoạt hơn về lịch trình và vai trò công việc. Một trong số đó là trang phục công sở dần thay đổi.

Một khảo sát hồi tháng 9/2023 của Gallup cho thấy 72% nhân viên văn phòng mặc đồ giản dị hơn tại công sở, 41% chọn phong cách tối giản và 31% nói sẽ chọn quần áo thường ngày đến công ty.

Thực tập sinh Danny Escala mặc trang phục chỉnh tề trong thời gian đi làm tại văn phòng Thượng nghị sĩ Roger Marshall, tháng 7/2024. Ảnh: Allison Robbert/The Washington Post

Thực tập sinh Danny Escala mặc trang phục chỉnh tề trong thời gian đi làm tại văn phòng Thượng nghị sĩ Roger Marshall, tháng 7/2024. Ảnh: Allison Robbert/The Washington Post

Mỗi mùa hè, sinh viên thường tìm về những cơ quan lập pháp ở Capitol Hill (Washington, D.C) để thực tập. Đa số họ lầm tưởng phải mặc những bộ vest chuyên nghiệp, trang trọng trong thời gian thực tập.

Nhưng suy nghĩ và thực tế thường không trùng khớp với nhau.

Danny Escala là thực tập sinh tại văn phòng thượng nghị sĩ Roger Marshall trong mùa hè năm nay. Trước đó, chàng trai 21 tuổi quyết định mua một tủ quần áo mới theo lời khuyên của gia đình và phong cách được gợi ý trên mạng xã hội.

Tuy nhiên Danny quên rằng Quốc hội Mỹ không họp vào mùa hè và quy định trang phục đến văn phòng đơn giản hơn nhiều. Nam thực tập trẻ cũng bị dính lỗi ăn mặc quá lố trong ngày đầu đi làm.

Tình huống tương tự cũng xảy ra với Angy Rushford - thực tập sinh tại văn phòng hạ nghị sĩ Brian Fitpatrick. Lần đầu thực tập vào năm 2023, cô gái 20 tuổi phải hỏi ý mẹ và tham khảo một số bài đăng trên mạng để biết nên mặc gì. Đặc biệt, trở thành thực tập sinh nữ duy nhất ở văn phòng càng khiến áp lực phải nổi bật của cô cao hơn. Để tạo ấn tượng tốt cho con gái trong ngày đầu thực tập, mẹ của Rushford đã mua cho hàng chục chiếc blazer và váy bút chì.

"Cơ quan yêu cầu 'trang phục công sở chuyên nghiệp' nhưng bộ váy bút chì và chiếc blazer nâu của tôi lại nổi bật giữa những chiếc váy ngắn, quần jeans, áo sơ mi của đồng nghiệp", Rushford nói.

Năm nay, Rushford đăng ký thực tập lần hai tại văn phòng của hạ nghị sĩ Fitzpatrick. Lần này, cô mặc một chiếc váy ngắn màu trắng và mang đôi giày cao gót quai mảnh thường dùng đi chơi. Nữ sinh viên này cũng mua thêm một số phụ kiện ở chợ đồ cũ để hoàn thiện tủ đồ thực tập sinh của mình.

"Đồng nghiệp khen tôi là một quý cô dễ thương, cá tính mà vẫn chuyên nghiệp khi mặc những trang phục này", Rushford nói.

Angy Rushford, một thực tập sinh của Hạ nghị sĩ Brian Fitzpatrick, mặc một chiếc váy ngắn và một bộ sưu tập đồ trang sức bằng vàng lúc đi làm. Ảnh: Allison Robbert/The Washington Post

Angy Rushford, một thực tập sinh của Hạ nghị sĩ Brian Fitzpatrick, mặc một chiếc váy ngắn và một bộ sưu tập đồ trang sức bằng vàng lúc đi làm. Ảnh: Allison Robbert/The Washington Post

Ngoài lời khuyên từ gia đình và kinh nghiệm cá nhân, cách thực tập sinh Gen Z còn sử dụng mạng xã hội để tìm quần áo phong cách đơn giản nhưng chuyên nghiệp.

Trước khi bắt đầu thực tập tại Cơ quan Di trú Mỹ, Cristal Sanchez, sinh viên Đại học Missouri, cũng gặp rắc rối với trang phục.

"Tôi không ngủ được vì không biết phải mặc gì đi làm. Ngày còn đi học, bộ đồ nghiêm túc nhất chỉ là quần jeans và áo polo", nữ sinh 20 tuổi nói.

Sau khi tìm kiếm các gợi ý trên mạng xã hội, Sanchez mặc một chiếc áo ba lỗ trắng, quần dài và khoác một chiếc sơ mi màu hồng nhạt có giá 10 USD. Kết quả, người hướng dẫn thực tập đã khen cô có thẩm mỹ tốt.

Cristal Sanchez, một thực tập sinh của Cơ quan Di trú Mỹ, chụp lại trang phục đi làm sau giờ làm việc. Ảnh: Allison Robbert/The Washington Post

Cristal Sanchez, một thực tập sinh của Cơ quan Di trú Mỹ, chụp lại trang phục đi làm sau giờ làm việc. Ảnh: Allison Robbert/The Washington Post

Theo các chuyên gia, việc ăn mặc giản dị ở văn phòng cũng giúp các thực tập sinh bớt lo lắng về tài chính hoặc không cần mượn đồ của cha mẹ. Thay vì mua trang phục mới, họ có thể tận dụng quần áo có sẵn hoặc mua đồ cũ để không bị "cháy túi".

"Hầu hết sinh viên không có quần áo đắt tiền hay cầu kỳ trong tủ quần áo nên tôi rất vui khi được phép mặc váy và trang phục thường ngày để làm việc", một nữ thực tập sinh nói.

Minh Phương (Theo Washington Post)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Rời quê nhà Nghệ An để hòa mình vào môi trường học tập toàn tiếng Anh tại Hà Nội, Quỳnh Anh đã trải qua những ngày tháng đầy thử thách. Chính những khó khăn ban đầu ấy đã trở thành động lực, giúp cô gái trẻ không ngừng nỗ lực và cuối cùng...
1 tháng trước - Không còn làm việc từ sáng tới đêm, nhiều người Đức đang hưởng ứng xu hướng tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm.
1 tháng trước - Người vợ Việt chọn sống chung với bố mẹ chồng ở vùng nông thôn nước Mỹ, nhưng vẫn dạy tiếng Việt cho các con mỗi ngày để các bé luôn nhớ về cội nguồn, quê hương.
1 tháng trước - Người trẻ tập luyện breaking vô cùng nhộn nhịp, sôi động từ đường phố đến những phòng tập hiện đại và đã đạt được những thành tích ấn tượng ở bộ môn này tại các giải đấu quốc tế.
2 tuần trước - Kim Oanh vẫn nhớ một ngày mùa đông 7 năm trước, cô dắt hai con rời khỏi căn nhà ở tỉnh Gyeonggi, kết thúc cuộc hôn nhân với người chồng Hàn Quốc, dù tương lai mờ mịt.
Xem tin bài khác
21 phút trước - Trước đây tôi rất ghét những kẻ ngoại tình, nhưng chỉ vì chán chồng mà tôi đã mắc phải sai lầm khó có thể tha thứ.
24 phút trước - Vào giảng đường ĐH là cách để cô học trò mồ côi nghèo ở vùng quê xứ Quảng tự cứu lấy cuộc đời mình. Nhưng, ngoài ý chí và nghị lực, Nguyễn Thị Bích Tiên chẳng có gì trong tay. Không cha mẹ, nhà cửa cũng không có khiến em như cánh chim non...
39 phút trước - Quảng Nam- 12 năm qua, khoảnh khắc ám ảnh nhất của Huệ An là ngồi nhìn mẹ lăn lộn với những cơn đau trên chiếc chiếu rách dưới gầm cầu, ven sông Sài Gòn.
1 giờ trước - Chi tiêu không ghi chép, mỗi ngày đều uống một ly trà sữa... là các thói quen tiêu xài khiến bạn bị rỗng ví nhanh chóng.
1 giờ trước - Phùng Khánh Duyên, sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, vừa trở thành thủ khoa đồ án tốt nghiệp, lấy ý tưởng từ cánh đồng muối ở tỉnh Ninh Thuận.