ttth247.com

Cứu sống thiếu niên bị toác ngực, lòi nội tạng do tai nạn giao thông

Ngày 1.8, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết đã cứu sống 1 thiếu niên bị toác ngực, vỡ gan, rách màng tim do tai nạn giao thông. Người bệnh 16 tuổi (ở H.Đăk Glei, Kon Tum) được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum vào lúc 12 giờ ngày 12.7 trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh, khó bắt, thở gắng sức. Bệnh nhân có một vết thương ở ngực đã toạc rộng, kích thước khoảng 20 x 30 cm, gãy xương ức, lộ cơ quan trung thất...

Theo gia đình, thiếu niên nói trên rời nhà từ tối 11.7. Sáng hôm sau, gia đình đi tìm thì phát hiện thiếu niên đã bị thương nặng, nằm ở ven đường. Theo tìm hiểu, thiếu niên gặp tai nạn giao thông vào đêm 11.7, bị ta luy đường cắt đứt người. Ngay sau đó, gia đình đưa người bệnh vào Trung tâm Y tế H.Đăk Glei rồi chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum vào trưa 12.7.

Bác sĩ Nguyễn Cảnh Son, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, cho biết thời điểm tiếp nhận, tình trạng thiếu niên nói trên rất nặng và đã kích hoạt báo động đỏ. Bệnh viện đã tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa.

Sức khỏe bệnh nhân tiên lượng nặng, có thể tử vong bất kỳ lúc nào nên sau khi sơ cứu chống sốc, người bệnh lập tức được đưa lên phòng mổ để vừa hồi sức vừa phẫu thuật cấp cứu.

Cứu sống thiếu niên bị toác ngực, lòi nội tạng do tai nạn giao thông- Ảnh 1.

Thiếu niên bị toác ngực, vỡ gan, rách màng tim sau tai nạn giao thông được các bác sĩ cứu chữa đã hồi phục thần kỳ

NHẬT THÀNH

Người bệnh được chẩn đoán vết thương toạc rộng thành trước ngực, gãy hở xương ức; gãy hở xương sườn 5, 6 bên phải và 4, 5, 6 bên trái; rách nhu mô phổi thùy trên phổi phải; rách màng ngoài tim/thủng cơ hoành; thoát vị dạ dày lên thành ngực; vỡ gan phải.

Bệnh viện đã huy động kíp mổ liên khoa nhanh chóng thực hiện phẫu thuật xử trí tổn thương nguy hiểm. Phẫu thuật viên đã tiến hành điều trị mảng sườn di động, kết hợp xương ức, xương sườn, khâu nhu mô phổi, dẫn lưu màng phổi 2 bên, khâu phục hồi vết rách các cơ quan màng ngoài tim, gan phải và cơ hoành.

Sau khoảng 3 tiếng phẫu thuật, người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch. Sau đó, người bệnh được chăm sóc hậu phẫu tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc trong 10 ngày.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lâm, Phó trưởng khoa Ngoại chấn thương, hiện bệnh nhân tỉnh táo, đã được rút ống nội khí quản, tự thở tốt. Mạch, huyết áp của bệnh nhân ổn định, nói chuyện, sinh hoạt bình thường và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM- Thiếu niên 15 tuổi bị ngạt nước hồ bơi tại nhà văn hóa thiếu nhi, đưa lên bờ thì đã ngưng tim, nhân viên cứu hộ hồi sức thổi ngạt ấn tim, gọi cấp cứu 115 đưa vào viện.
1 tháng trước - TP HCM- Thiếu niên 15 tuổi đau bìu nhưng ngại nói bố mẹ đưa đi khám, hai ngày sau sưng to, đau nhiều, vào viện trễ, không thể giữ được tinh hoàn bên phải.
1 tháng trước - Bệnh nhân nam 25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội, sốt 5 ngày nhập viện xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết Dengue, trong quá trình điều trị bệnh nhân có tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc.
6 ngày trước - Đột quỵ xuất huyết não có xu hướng tăng ở người dưới 45 tuổi, một phần do lối sống thiếu khoa học dẫn đến các bệnh nền tăng huyết áp, tim mạch.
3 tuần trước - Do điều kiện gia đình, môi trường sống và ảnh hưởng của mạng xã hội, nhiều thiếu niên mắc chứng rối loạn thách thức và chống đối (ODD).
Xem tin bài khác
11 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
11 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
11 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.