ttth247.com

Dị tật đầu nhỏ ở thai nhi

Nếu dị tật đầu nhỏ không kèm bất thường khác, trẻ chào đời phát triển bình thường, trường hợp có bất thường trong di truyền hoặc cấu trúc khác cần chấm dứt thai kỳ.

Theo ThS.BS Hà Tố Nguyên, Giám đốc trung tâm Y học bào thai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, dị tật đầu nhỏ ít gặp, là nhóm bệnh lý có nhiều nguyên nhân và tiên lượng khác nhau. Bệnh chung dấu hiệu trên hình ảnh siêu âm chẩn đoán trước sinh là kích thước đầu (chu vi vòng đầu) nhỏ hơn 2-3 độ lệch chuẩn (<2SD-3SD) so với thai bình thường cùng tuổi thai và giới tính.

Các nguyên nhân làm giảm sự phát triển tế bào não đều có thể gây tật đầu nhỏ. Cụ thể là bất thường nhiễm sắc thể, bất thường đơn gene, nhiễm trùng (cytomegalovirus, toxoplasma...), yếu tố môi trường do tiếp xúc các độc chất...

Dị tật đầu nhỏ phân làm hai loại là bẩm sinh và sau sinh.

Thể đầu nhỏ bẩm sinh trước sinh thường phát hiện ở ba tháng cuối thai kỳ, chia thành đầu nhỏ đơn độc (isolated microcephaly) không kèm bất thường khác, có sự phát triển trí tuệ bình thường sau sinh. Hội chứng đầu nhỏ (syndromic microcephaly) kèm theo các bất thường khác tại não, cấu trúc ngoài não.

Với đầu nhỏ không hội chứng (non-syndromic microcephaly), trẻ có các rối loạn phát triển tâm thần vận động sau sinh nhưng không kèm bất thường cấu trúc khác.

Thể đầu nhỏ sau sinh thường xuất hiện trong vòng hai năm đầu sau sinh.

Bác sĩ Nguyên siêu âm cho thai phụ. Ảnh minh họa: Hoài Thương

Bác sĩ Nguyên siêu âm cho thai phụ. Ảnh minh họa: Hoài Thương

Theo bác sĩ Nguyên, chẩn đoán tật đầu nhỏ trước sinh là thách thức do vấn đề âm tính giả (thai có bệnh lý đầu nhỏ nhưng trước sinh không phát hiện) và dương tính giả (trước sinh chẩn đoán tật đầu nhỏ nhưng bé sau sinh không nhỏ). Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có sự phối hợp đa chuyên khoa để tư vấn tiền sản các trường hợp đầu nhỏ.

Trường hợp kết quả siêu âm nghi ngờ có tật đầu nhỏ, thai phụ cần đến khám lại ở cơ sở y tế trang bị máy móc hiện đại. "Nếu đầu nhỏ không đơn độc, tức có các bất thường cấu trúc khác hoặc bất thường trong di truyền cần chấm dứt thai kỳ", bác sĩ Nguyên nói.

Bác sĩ khuyến nghị thai phụ tiêm vaccine phòng bệnh truyền nhiễm, khám thai định kỳ để phát hiện sớm bất thường và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng, bổ sung axit folic nhằm ngăn ngừa một số dị tật ống thần kinh và tránh tiếp xúc với chất độc hại như thuốc lá, rượu, hóa chất nông nghiệp, công nghiệp...

Ngọc Châu

Độc giả gửi câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thai phụ nhiễm virus thủy đậu, herpes, rubella, zika có thể lây truyền cho thai nhi dẫn đến dị tật thị giác, thính giác, hệ thần kinh trung ương.
1 tháng trước - Hà Nội- Vợ chồng chị Liên, 35 tuổi, sinh con đầu dị tật, con thứ hai phải bỏ ở tuần thai 28 do các bé mắc bệnh di truyền hiếm gặp.
1 tháng trước - Thái Nguyên- Cầm chiếc que thử thai hiện hai vạch đỏ, thay vì vui mừng bởi sắp có con, chị Sương lại sợ hãi với nỗi ám ảnh hai lần mất con do dị tật bẩm sinh.
1 tháng trước - Siêu âm ở tuần thai 12, 22, 32 và 36 giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, phát hiện dị tật bất thường ở thai để có biện pháp can thiệp kịp thời.
2 ngày trước - Giãn não thất kèm bất thường cấu trúc não hoặc xuất huyết trong não thất có thể gây khiếm khuyết nặng hệ thần kinh trung ương.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó bổ sung nhiều loại đồ uống chứa các hợp chất giúp giảm hoặc duy trì mức cholesterol lành mạnh.
1 giờ trước - Lạng Sơn- Đang ở trong nhà, người phụ nữ 56 tuổi bất ngờ dẫm phải con rắn lục và bị cắn, vết thương sưng nhanh, dẫn đến rối loạn đông máu.
1 giờ trước - Long An- Người đàn ông 50 tuổi đổ thêm xăng vào đống rác đang đốt, lửa bùng lên bắt sang quần áo khiến anh bỏng toàn thân.
1 giờ trước - Tập yoga, thiền, tham gia trò chơi trí nhớ, hạn chế xem tivi, điện thoại, ngủ đủ giấc có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung mỗi ngày.
2 giờ trước - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.