ttth247.com

Mẹo chống trào khi nấu cháo

Nấu cháo nếu không canh kỹ nhiệt, chỉ một phút lơ là khi trào hết ra ngoài. Một số mẹo đơn giản dưới đây giúp hạn chế hiện tượng này.

Đặt đũa hoặc thìa gỗ lên miệng nồi

Thìa hoặc đũa gỗ giúp hạn chế trào cháo khi nấu. Ảnh: Bùi Thủy

Thìa hoặc đũa gỗ giúp hạn chế trào cháo khi nấu. Ảnh: Bùi Thủy

Theo kinh nghiệm các bà các mẹ truyền miệng từ lâu, khi nấu cháo nên mở vung và gác (đặt) ngang đôi đũa hoặc thìa gỗ ngang miệng nồi giúp chống trào bọt ra ngoài. Nguyên do khi nhiệt độ càng cao, bọt nước (màng bong bóng cháo) thoát ra càng nhiều và theo thành nồi nổi lên bề mặt.

Nấu cháo thời gian lâu nên càng bọt nước càng nhiều nổi lên và gây trào. Nếu dùng thìa, muỗng gỗ không hấp thu nước (kỵ nước) sẽ khiến bọt khi không men theo được, hơn nữa nhiệt độ thìa gỗ thấp hơn 100°C làm bọt nước ngưng tụ và chuyển về chất lỏng nên làm vỡ bề mặt bong bóng. Chú ý không dùng thìa, muỗng kim loại gác lên vì dẫn nhiệt tốt và bọt nước dễ trào ra ngoài nhiều hơn.

Cho chút dầu vừng vào nồi cháo

Theo cuốn ''Sách 800 mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày'' của Nhà xuất bản Thanh niên 2000, cho vài giọt dầu vừng vào nồi cháo, khi cháo sôi hạ lửa nhỏ đun thì không bị trào ra ngoài.

Dưới góc độ vật lý, dầu vừng có khối lượng riêng cũng như sức căng bề mặt nhỏ hơn hơn nước. Thêm vào đó, dầu và nước kỵ nhau vì nước là phân tử phân cực chỉ hòa tan được trong dung môi phân cực còn dầu ăn lại có cấu trúc phân tử không phân cực. Vì thế dầu vừng không hòa tan vào nước và màng dầu luôn nổi lên trên bề mặt cháo. Do đó hạn chế các bọt khí cháo nổi lên, ngăn tình trạng trào ra ngoài.

Cho gạo vào từ lúc nước ấm

Cháo trai Hà Nội nấu từ gạo ngâm, giã và nước luộc trai nóng. Ảnh: Bùi Thủy

Cháo trai Hà Nội nấu từ gạo ngâm, giã và nước luộc trai nóng. Ảnh: Bùi Thủy

Đãi sạch gạo trước, đun nồi nước âm ấm (khoảng 50 - 60 độ) rồi mới cho gạo vào. Khi nấu mở vung để lửa nhỏ, cách này cũng hạn chế được cháo trào khi nấu. Tục ngữ xưa có câu ''Cơm sôi nhỏ lửa thì ngon. Cháo sôi to lửa thì còn nồi không''.

Trong cuốn sách ''Mặn béo chua nóng'', tác giả Alice Waters, siêu đầu bếp và là giáo viên ẩm thực nổi tiếng người Mỹ chia sẻ, nước sủi tăm hiền hòa hơn nước sôi nên nó sẽ không chèn ép thức ăn nhiều tới nỗi chúng vỡ vụn, nguồn nhiệt thấp để âm ỉ làm mềm hạt gạo. Tinh bột hấp thu chất lỏng để nở ra hoặc tan rã vì thế cháo sẽ nhanh mềm nhừ.

Nấu cháo bằng nồi cơm điện

Một cách nhanh gọn, tiện lợi được nhiều người nội trợ hiện đại hay sử dụng là nấu cháo bằng nồi cơm điện. Vo gạch gạo rồi đem ngâm tối thiểu 30 phút rồi cho vào nồi cơm điện, thêm nước ấm 40 - 50 độ cùng nguyên liệu nấu kèm như sườn, móng giò rồi đậy vung, bật nút ''Cook'' để nấu bình thường. Sau 15 - 20 phút nước sôi, bấm chuyển sang chế độ giữ ấm ''Warm''. Đậy kín nồi và ủ trong 30 - 45 phút là có nồi cháo mềm nhừ như mong muốn.

Thêm muối vào

Muối giúp cháo chóng nhừ hơn. Ảnh: Bùi Thủy

Muối giúp cháo chóng nhừ hơn. Ảnh: Bùi Thủy

Khi nấu cháo hay mì ống nên thêm một chút muối vào từ đầu. Muối giúp kiểm soát nhiệt độ sôi của nước và hạn chế sủi bọt cao. Muối cũng là bí quyết giúp làm suy yếu phần nào phân tử pectin trong ngũ cốc nên giúp gạo nhanh mềm nhừ hơn. Hơn nữa, muối giúp các nụ vị giác hoạt động mạnh mẽ nên khi ăn cháo có vị vừa vặn hơn là khi cho vào sau.

Bùi Thủy

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Rủ em ruột cùng về làm dâu, hai chị em Ngọc Ngân – Ngọc Phụng có cuộc sống như mơ.
1 tuần trước - Có 11 đứa cháu nhưng bà Bích Hường không trực tiếp chăm sóc bé nào, vì không muốn biến mình thành osin cho con và tin đây là cách để cả nhà hạnh phúc.
1 tháng trước - Đầu tháng 6, trên tài khoản mạng xã hội gần một triệu người theo dõi, Nguyễn Phương Ly đăng video kể về người mẹ đơn thân 12 năm, thông báo mẹ vẫn ế.
1 tháng trước - Xuất phát từ sở thích chơi Labubu, nhiều bạn trẻ biến tấu con "quái vật răng thỏ" trở nên rất giống con người bằng việc may thêm quần, áo, yếm… Việc làm này không chỉ khiến Labubu độc đáo, mà còn giúp các bạn kiếm ra tiền.
6 ngày trước - Năm 2024 chứng kiến một trào lưu mới của Gen Z, thay vì phô trương giàu sang, giới trẻ ngày càng tự hào chia sẻ những bí quyết tiết kiệm thông minh, từ mẹo quản lý tài chính đến chiến lược chi tiêu hợp lý.
Xem tin bài khác
31 phút trước - Trước đây tôi rất ghét những kẻ ngoại tình, nhưng chỉ vì chán chồng mà tôi đã mắc phải sai lầm khó có thể tha thứ.
34 phút trước - Vào giảng đường ĐH là cách để cô học trò mồ côi nghèo ở vùng quê xứ Quảng tự cứu lấy cuộc đời mình. Nhưng, ngoài ý chí và nghị lực, Nguyễn Thị Bích Tiên chẳng có gì trong tay. Không cha mẹ, nhà cửa cũng không có khiến em như cánh chim non...
49 phút trước - Quảng Nam- 12 năm qua, khoảnh khắc ám ảnh nhất của Huệ An là ngồi nhìn mẹ lăn lộn với những cơn đau trên chiếc chiếu rách dưới gầm cầu, ven sông Sài Gòn.
1 giờ trước - Chi tiêu không ghi chép, mỗi ngày đều uống một ly trà sữa... là các thói quen tiêu xài khiến bạn bị rỗng ví nhanh chóng.
1 giờ trước - Phùng Khánh Duyên, sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, vừa trở thành thủ khoa đồ án tốt nghiệp, lấy ý tưởng từ cánh đồng muối ở tỉnh Ninh Thuận.