ttth247.com

Mỗi ngày gieo một hạt vui cho đời được không?!

Nuôi dưỡng lòng biết ơn 

Lâu rồi, một lần trong lúc chờ xe lửa và đứng hút thuốc ở ga Ballarat của Úc, tôi đứng gần một người công nhân, tôi đoán là làm đường, tầm khoảng ngoài 50 tuổi. Ông cầm một bó hoa, loại hoa gì đó tôi không rõ, được gói trong bao giấy. Khi tôi nhìn bó hoa, ông cười tươi và nói "tôi tặng vợ". Tôi hỏi dịp gì vậy? Ông nói không có dịp gì cả, chỉ tặng vợ thôi.

Rồi ông nói, như kiểu tự nói với mình, có một người mà chúng ta luôn nên biết ơn, đó là người bạn đời của mình [ông dùng chữ "life partner"]. Lòng biết ơn sẽ nuôi dưỡng tình yêu. Ông nói "hơn 30 năm nay, vợ chồng tôi đã rất hạnh phúc".

Bạo lực gia đình đâu chỉ là chồng đánh vợ

Hôm bữa tôi có trao đổi về một chủ đề, gọi là bạo hành gia đình. Thực ra đa số mọi người khi thảo luận chủ đề này nói thường về chuyện bạo hành người vợ, mà nói thẳng là chồng đánh vợ. Tuy nhiên, khi đến phần thảo luận của tôi, tôi đề nghị mở rộng phạm vi.

Trong gia đình không cứ phải chồng đánh vợ là bạo lực. Bạo hành gia đình là khi một thành viên của gia đình bị tổn thương, gây ra bởi thành viên khác, trong một thời gian dài. Ví dụ vợ chì chiết chồng, cha mẹ chửi mắng con cái, con cái hỗn láo với cha mẹ, anh chị em nói xấu nhau...

Không cứ phải nắm đấm mới là bạo hành. Trong gia đình, một lời nói nặng nề xúc phạm, một ánh mắt thù ghét, một cử chỉ khinh rẻ... đều là bạo hành. Nó không phạm vào thể xác nhưng nó tổn thương hơn rất nhiều.

Nếu xét phạm vi rộng như vậy, bao nhiêu gia đình hiện đang có vấn đề bạo hành? Và cách mà chúng ta phòng tránh, khắc phục?

Yêu thương trong từng bữa cơm gia đình

Thầy Pháp Hòa, trong một lần pháp thoại, có nói rằng một bữa cơm gia đình phản ánh không khí hạnh phúc của gia đình đó. Nhà nào còn nấu cơm ăn chung, nhà đó còn hạnh phúc.

Có thể điều đó hơi xa xỉ trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, thầy nói không sai.

Không khí trong một bữa cơm gia đình luôn phải vui vẻ, chan hòa, đầm ấm và yêu thương. Mọi người kính trọng ông bà, vợ chồng yêu thương han hỏi nhau và dành tình yêu cho con cái, con cái lễ phép với ông bà cha mẹ, anh chị em yêu mến nhau..., và quan trọng là ai cũng muốn gìn giữ không khí của bữa cơm gia đình đó thì nhà đó đã có một gia sản quý giá, hơn cả mọi châu báu trên đời.

Một đứa trẻ lớn lên từ những bữa cơm gia đình hạnh phúc như vậy chắc hẳn sẽ là một người tử tế.

Đừng nói lời cay nghiệt, mỗi ngày hãy nói một lời vui

Có nhiều người nghiệt ngã trong lời nói hoặc trong những bình luận trên mạng. Sự cay nghiệt như kiểu chất chứa một ẩn ức, thậm chí là thù hận đến kinh ngạc.

Ví dụ một cái tin về một hoa hậu đăng quang lập tức có những người "còm" bóng gió là đã tuyển được gái gọi cao cấp, rồi chuẩn bị "nằm ngửa kiếm tiền đô"... bất luận là cô hoa hậu mới đăng quang (hoặc người nhà) có thể đọc được.

Sự cay nghiệt (xúc phạm) đối với người khác [người lạ] cũng là bạo hành trong xã hội. Điều đó đến từ đâu? Chắc chắn không phải đến từ những gia đình chan hòa tiếng cười, đầy yêu thương và hạnh phúc được.

Tôi nghĩ rằng bạo hành gia đình sẽ dần dần sinh ra bạo hành xã hội, làm suy giảm dần những giá trị tốt đẹp của nhơn loại.

Mỗi người, mỗi ngày, nên gieo một hạt vui. Trong gia đình, ta nói một lời yêu thương, một câu vui vẻ, quan tâm chia sẻ yêu thương nhau hơn một xíu. Nếu buộc phải chỉ trích, hãy chọn một câu dễ nghe nhứt có thể, bởi vì cách mà mình nói về người khác cũng ít nhiều tự phản ánh luôn nhân cách của mình.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Hơn 7 năm theo học ở Úc, quê hương vẫn là một góc trong tâm hồn tôi với nhiều điều hấp dẫn riêng. Càng thú vị hơn khi nhiều bạn bè quốc tế có cùng cảm nhận mỗi khi nghe tin tức về Việt Nam.
1 tháng trước - Đó là TS Hoàng Viết Hiền, giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, người lập nhóm từ thiện Thiện Tâm, trực tiếp hướng dẫn các bạn trẻ làm việc thiện, sống tử tế trong nhiều năm qua.
1 tuần trước - Pháp- Từ mảnh đất 120 m2 đi thuê ở ngoại thành Paris, André Souppaya đã gây dựng một khu vườn gồm toàn những loại rau trái Việt Nam, tái hiện một góc quê hương.
2 tuần trước - Yêu thích cuộc sống gần gũi thiên nhiên, chị Trần Uyên Như rủ chồng Mỹ bỏ phố về rừng. Cả hai cùng đào hồ, cuốc đất, trồng một khu vườn có sen, rau quả trên xứ sở cờ hoa.
1 tháng trước - Lê Hải Phú nói động lực lớn nhất thôi thúc anh quyết tâm học hành không gì khác chính là sự hy sinh tần tảo của mẹ.
Xem tin bài khác
40 phút trước - Trước đây tôi rất ghét những kẻ ngoại tình, nhưng chỉ vì chán chồng mà tôi đã mắc phải sai lầm khó có thể tha thứ.
43 phút trước - Vào giảng đường ĐH là cách để cô học trò mồ côi nghèo ở vùng quê xứ Quảng tự cứu lấy cuộc đời mình. Nhưng, ngoài ý chí và nghị lực, Nguyễn Thị Bích Tiên chẳng có gì trong tay. Không cha mẹ, nhà cửa cũng không có khiến em như cánh chim non...
57 phút trước - Quảng Nam- 12 năm qua, khoảnh khắc ám ảnh nhất của Huệ An là ngồi nhìn mẹ lăn lộn với những cơn đau trên chiếc chiếu rách dưới gầm cầu, ven sông Sài Gòn.
1 giờ trước - Chi tiêu không ghi chép, mỗi ngày đều uống một ly trà sữa... là các thói quen tiêu xài khiến bạn bị rỗng ví nhanh chóng.
1 giờ trước - Phùng Khánh Duyên, sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, vừa trở thành thủ khoa đồ án tốt nghiệp, lấy ý tưởng từ cánh đồng muối ở tỉnh Ninh Thuận.