ttth247.com

Người cao tuổi mắc bệnh nền có nên tiêm vaccine phế cầu 23?

Bố tôi 70 tuổi, mắc cao huyết áp và đái tháo đường, có nên tiêm vaccine phế cầu 23 không? (Mạnh Hùng, 49 tuổi, Đồng Nai)

Trả lời:

Trường hợp của bố bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc phế cầu và được khuyến cáo tiêm ngừa. Để chủng ngừa vaccine phế cầu 23, bác cần hoàn thành phác đồ phế cầu 13 (được sản xuất theo công nghệ vaccine cộng hợp) trước đó để phát huy khả năng bảo vệ toàn diện hơn trước phế cầu khuẩn. Nếu đã tiêm vaccine phế cầu 13, bác sẽ chủng ngừa một mũi phế cầu 23, có thể cần nhắc lại sau liều cơ bản 5 năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Phế cầu là tác nhân hàng đầu gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết ở cả trẻ em và người lớn. Loại vi khuẩn này trú trong vùng họng của 5-90% dân số và xâm nhập gây bệnh cho các cơ quan khi cơ thể suy yếu.

Bên cạnh trẻ nhỏ, người già, có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao mắc và diễn tiến nặng khi nhiễm phế cầu khuẩn. Tiêm ngừa vaccine được xem là biện pháp chủ động phòng bệnh an toàn và hiệu quả cao.

Vaccine mới phế cầu 23 (Pneumovax 23) vừa được triển khai tiêm tại Việt Nam từ cuối tháng 8 vừa qua. Mũi tiêm giúp phòng các bệnh do 23 chủng phế cầu phổ biến hiện nay.

Nhóm cần chủng ngừa là trẻ em từ hai tuổi và người lớn không giới hạn độ tuổi. Theo nhà sản xuất, vaccine hiệu quả cao ở người trên 65 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền, người suy giảm chức năng hô hấp do từng mắc Covid-19, người suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, mắc ung thư, bất thường chức năng lách, cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, suy thận mạn, hội chứng thận hư, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch...

Người cao tuổi tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh: Vecteezy

Người cao tuổi tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh: Vecteezy

Trước khi tiêm, người dân không cần xét nghiệm. Trường hợp đang sử dụng thuốc hoặc đang điều trị bệnh, cần thông báo với bác sĩ ở khâu khám sàng lọc để nhận được chỉ định tiêm ngừa phù hợp nhất.

Sau tiêm, người dân cần theo dõi ít nhất 30 phút tại trung tâm tiêm chủng và 48-72 tiếng tiếp theo tại nhà. Các phản ứng thường nhẹ và có thể tự khỏi sau 1-2 ngày, không cần điều trị.

Bác sĩ Bùi Công Sự
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi về vaccine để bác sĩ tư vấn tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Người đã tiêm vaccine phế cầu 10 hay 13 chủng thì cần tiêm thêm phế cầu mới không? (Hồng Nhung, 50 tuổi, Hà Nam)
1 tháng trước - Các dấu hiệu mắc ho gà ở người cao tuổi thường không điển hình, rõ rệt, dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác.
2 tuần trước - Câu hỏi về công dụng, đối tượng cần tiêm, hiệu quả, phản ứng sau tiêm được bác sĩ giải đáp về vaccine mới ngừa 23 chủng phế cầu.
3 tuần trước - Những thay đổi của mô phổi, cơ hoành, xương lồng ngực khi già đi làm giảm khả năng loại bỏ tác nhân có hại, tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp
1 tháng trước - Trẻ đến trường sau kỳ nghỉ hè dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nên tiêm vaccine ngừa cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, HPV.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.