ttth247.com

Người phụ nữ 45 tuổi đau bụng quằn quại, bác sĩ lấy ra hơn 3.000 viên sỏi mật

Người phụ nữ này thường xuyên cảm thấy đau bụng và sau khi mổ nội soi phát hiện hơn 3.000 viên sỏi mật trong cơ thể.

Một nữ kỹ sư ở Trung Quốc thường xuyên cảm thấy đau bụng, cô nghĩ rằng do áp lực công việc và thói quen ăn uống kém của mình khiến cho tình trạng này không thuyên giảm. Cho đến một lần, khi không thể chịu nổi những cơn đau này, cô mới đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện có sỏi trong túi mật của mình. Các bác sĩ đã sắp xếp cho cô 1 cuộc phẫu thuật nội soi, không ngờ khi phẫu thuật xong, bác sĩ lấy ra hơn 3.000 viên sỏi trong túi mật của người phụ nữ này.

Người phụ nữ 45 tuổi đau bụng quằn quại, bác sĩ lấy ra hơn 3.000 viên sỏi mật - 1

Li Jinde, Phó giám đốc Khoa Phẫu thuật Gan và Tụy tại Bệnh viện Quốc tế Botian (Trung Quốc), nơi điều trị cho nữ kỹ sư cho biết,  bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng và đường ruột lúc nào cũng đầy hơi, dùng thuốc cũng không cải thiện. Gần đây, mỗi khi ăn vào, cô lại bị đau bụng, triệu chứng kéo dài 3 tháng khiến cô ăn ít hơn.

Người phụ nữ 45 tuổi đau bụng quằn quại, bác sĩ lấy ra hơn 3.000 viên sỏi mật - 2

Người phụ nữ ngay lập tức được chỉ định phẫu thuật gấp. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ cho biết tổng trọng lượng của các viên sỏi mật là 33,6 gam nhưng có tới hơn 3.000 viên. 3 ngày sau ca phẫu thuật, vết thương của cô hồi phục nhanh chóng, bệnh viện đã giữ lại một vài viên sỏi mật để làm “kỉ niệm” cho người phụ nữ, mong cô sẽ khỏe mạnh và bình an.

Người phụ nữ 45 tuổi đau bụng quằn quại, bác sĩ lấy ra hơn 3.000 viên sỏi mật - 3

Bác sĩ Li Jinde cho biết, phụ nữ là đối tượng dễ bị sỏi mật hơn nam giới. Nguyên nhân chính được cho là do nội tiết tố nữ bẩm sinh, sự khác biệt về gen và do thói quen ăn uống, chẳng hạn như đồ chiên rán, thực phẩm có cholesterol cao, uống không đủ nước và nhịn ăn lâu ngày… có thể gây ra sự hình thành sỏi mật. Nếu sỏi mật đã hình thành và túi mật đã được cắt bỏ, nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, chia thành nhiều bữa nhỏ, ít đường và tránh thực phẩm chế biến sẵn.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Số người chưa tiêm vaccine ngừa sởi cộng dồn sau 4-5 năm lên đến hàng triệu khiến miễn dịch cộng đồng xuống thấp, tạo điều kiện để bệnh lan rộng thành dịch.
1 tháng trước - TP HCM- Một ngày sau mổ u mạc treo ruột non, người phụ nữ 40 tuổi đau đầu dữ dội, nhìn mờ, đột ngột liệt tứ chi, do hội chứng hiếm gặp.
1 tháng trước - Chưa đến 40 tuổi đã mãn kinh, phải làm sao? Nhiều phụ nữ mới hơn 30 tuổi, chưa bước vào tuổi 40 đã xuất hiện những triệu chứng tiền mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt, không còn ham muốn tình dục.
1 tháng trước - Hà Nội- Sau khi mất kinh nguyệt ba năm, cô gái 22 tuổi được bác sĩ phát hiện bị mãn kinh hoàn toàn, không còn thiên chức làm mẹ, là trường hợp hiếm gặp.
3 tuần trước - Mỗi ngày một con giun móc hút khoảng 0,14 - 0,16ml máu, dẫn đến tình trạng bệnh nhân thiếu máu ngày càng trầm trọng. Nhiễm giun móc cũng dễ gây biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, viêm tụy cấp, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị...
Xem tin bài khác
34 phút trước - Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, sự bất thường ở bàn chân cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ quan nào đó của cơ thể bị bệnh.
34 phút trước - Mới đây, anh N.V.T. (50 tuổi, ngụ tại Long An) được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng bỏng nặng toàn thân và cánh tay bên phải.
46 phút trước - Cho bé ngậm núm vú giả, bình ổn tâm trạng trẻ, để hỗ trợ giảm đau và giúp buổi tiêm vaccine diễn ra thuận lợi.
46 phút trước - Chế độ ăn Địa Trung Hải kết hợp rau củ quả, cá, thịt gia cầm, trứng, ngũ cốc có thể giúp giảm viêm, ngăn ngừa suy thoái thần kinh và giảm trí nhớ.
1 giờ trước - Mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, gây bệnh cho con người. Do đó, cần vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, chú trọng ngăn chặn và diệt côn trùng làm lây truyền sốt...