ttth247.com

Sếp nhắn tin, email công việc bất kể giờ giấc, chịu đựng hay 'bùng nổ'?

Kể về việc nhận email hoặc tin nhắn liên quan công việc khi đã hết giờ làm việc, anh Trương Lộc (28 tuổi, làm việc tại Hà Nội) cho biết mình thường xuyên rơi vào tình cảnh này.

Cần công việc nên phải ráng

Anh Lộc kể: "Việc nhận email sau giờ làm có một phần khách quan vì tôi làm trong công ty đa quốc gia, có sự chênh lệch múi giờ giữa các văn phòng với nhau. Tôi cũng ý thức được việc này sẽ xảy ra".

Thực tế, điều làm anh Lộc thấy chưa thoải mái là việc đồng nghiệp không phân biệt được đâu là công việc cần giải quyết gấp ngoài giờ làm, đâu là công việc có thể chờ đến hôm sau vẫn có thể giải quyết tốt được.

Lộc cho rằng sếp và đồng nghiệp nên hạn chế nhắn tin, gọi điện giao việc ngoài giờ làm. Trừ những việc cực kỳ quan trọng, khẩn cấp.

Bản thân anh ưu tiên giải quyết các công việc nhóm vào giờ hành chính trước để hạn chế làm ảnh hưởng thời gian người khác. Các công việc độc lập thì có thể giải quyết ngoài giờ làm.

Theo Lộc, nếu đã nhận phân công thì việc hoàn thành công việc trước thời hạn là ưu tiên số một. "Nếu chưa hoàn thành ở trên công ty, về nhà bạn phải có nghĩa vụ hoàn thành deadline", anh nói.

Còn Quỳnh Hoa (27 tuổi, làm việc cho một tổ chức giáo dục tại quận 1, TP.HCM) cho biết các công ty không nên phân công công việc ngoài giờ làm, trừ trường hợp quá khẩn cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và tài sản, pháp luật… mới nên liên lạc ngoài giờ.

"Ai cũng cần thời gian riêng cho cá nhân và gia đình. Sếp có quyền nhắn cho nhân viên sau giờ làm, nhưng ngược lại thì lại không được, nên tôi thấy cũng không công bằng ở điểm này", cô nói.

Ngày trước làm ở công ty cũ ở vị trí phụ trách mạng xã hội, Hoa hay phải xử lý việc sau giờ làm. Cô tâm sự: "Tôi cảm thấy không vui vì gần như lúc nào cũng phải ôm máy tính, dù buổi tối hay ngày cuối tuần. Nhưng do cần công việc nên cứ cố gắng".

Có lần, Hoa vừa xong việc khá trễ, về tới nhà thấy rất nhiều tin nhắn từ sếp và đồng nghiệp phòng khác. Họ nói bài cô đăng trên trang Facebook công ty bị sai. Người đồng nghiệp đã giúp xóa bài vì không liên lạc được với cô. 

Và sếp có ý trách cô không theo sát công việc. Điều này làm cô thấy bản thân tệ hại dù đã phải làm việc rất nhiều.

Một lần khác, khi làm việc với sếp người nước ngoài, cuối tuần sếp vẫn nhắn tin hỏi công việc. Tinh thần của sếp là "ở nước ngoài làm việc quản lý theo hiệu quả công việc chứ không phải hết giờ là xong". Hoặc đang họp mà tới giờ nghỉ trưa, cô không được nghỉ mà phải họp luôn tới chiều, không bù giờ nghỉ.

Quá rạch ròi giờ giấc: Nên hay không?

Tuy nhiên, nhiều người cũng gặp lấn cấn nếu mình quá rạch ròi, về tới nhà là ngắt kết nối với công việc, email, không trả lời tin nhắn.

Theo Lộc, đầu tiên nên xét tới tính chất công việc. Nếu làm trong ngành dịch vụ, sẽ rất khó quản lý công việc theo thời gian hành chính.

"Công việc cứ đến bất chợt từ khách hàng thì bạn phải giải quyết thôi. Nên việc dung hòa trong các công việc này sẽ khó hơn. Còn nói chung, lãnh đạo nên giao việc theo nhiệm vụ và thời gian hoàn thành để nhân viên có thể linh hoạt sắp xếp giữa công việc và nghỉ ngơi cân bằng", anh bày tỏ.

Quỳnh Hoa thì cho rằng mỗi người khi nhận việc nên trao đổi thẳng thắn về kỳ vọng của mình về giờ giấc làm việc.

Khi thử việc, đây là thời gian vàng tìm hiểu văn hóa công ty cũng như phong cách làm việc của sếp. 

"Nếu không phù hợp thì có thể không làm việc chứ không phải là cố nhận rồi tìm cách dung hòa. Vì thực tế mình vẫn đi làm thuê và được trả lương, nên phải thoải mái thì mới gắn bó lâu dài. 

Bên cạnh đó cũng cần có tư duy cởi mở và linh hoạt. Không phải lúc nào cũng cứng nhắc là "tôi không làm ngoài giờ". Có những việc liên quan trực tiếp đến mình và khẩn cấp, chúng ta nên có trách nhiệm xử lý", Hoa chia sẻ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Người lao động Australia có thể bỏ qua tin nhắn, email, cuộc gọi của cấp trên theo luật về "quyền ngắt kết nối" ngoài giờ làm, có hiệu lực từ 26/8.
1 tháng trước - Vừa thấy sếp ra ngoài, Ngọc Bích lập tức mở laptop sửa lại bản thiết kế của khách đang yêu cầu gửi gấp.
3 tuần trước - Sử dụng biểu tượng cảm xúc, tiếng lóng và viết tắt, liệu gen Z có làm văn hóa email kém trang trọng?
1 tháng trước - Lướt trên mạng, sếp phát hiện hình ảnh nhân viên mình thành gái gọi, dịch vụ cho thuê người yêu... trên mạng xã hội. Lúc này, chị V.T.T.H. mới biết mình bị lấy hình ảnh, lập Facebook giả mạo với mục đích xấu.
5 ngày trước - “Mình vui thì gọi anh ấy là chồng, giận thì kêu bằng chú”, 9X Long An lấy chồng hơn 13 tuổi hài hước chia sẻ về cuộc hôn nhân của mình.
Xem tin bài khác
32 phút trước - Trước đây tôi rất ghét những kẻ ngoại tình, nhưng chỉ vì chán chồng mà tôi đã mắc phải sai lầm khó có thể tha thứ.
35 phút trước - Vào giảng đường ĐH là cách để cô học trò mồ côi nghèo ở vùng quê xứ Quảng tự cứu lấy cuộc đời mình. Nhưng, ngoài ý chí và nghị lực, Nguyễn Thị Bích Tiên chẳng có gì trong tay. Không cha mẹ, nhà cửa cũng không có khiến em như cánh chim non...
50 phút trước - Quảng Nam- 12 năm qua, khoảnh khắc ám ảnh nhất của Huệ An là ngồi nhìn mẹ lăn lộn với những cơn đau trên chiếc chiếu rách dưới gầm cầu, ven sông Sài Gòn.
1 giờ trước - Chi tiêu không ghi chép, mỗi ngày đều uống một ly trà sữa... là các thói quen tiêu xài khiến bạn bị rỗng ví nhanh chóng.
1 giờ trước - Phùng Khánh Duyên, sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, vừa trở thành thủ khoa đồ án tốt nghiệp, lấy ý tưởng từ cánh đồng muối ở tỉnh Ninh Thuận.