ttth247.com

Tấm vé Tiếp sức đến trường đưa em vào giảng đường đổi thay số phận

Khoản tiền học bổng Tiếp sức đến trường ấy đã giúp cô nữ sinh nghèo qua quãng đường gian khó để đúng 10 năm sau, cô sinh viên ngày ấy đã là kỹ sư.

Giữa trưa cuối tháng 8, thầy giáo Phạm Đình Được - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đưa chúng tôi quay lại ngôi nhà của mẹ Phan Thị Ngọc Hân, hiện là kỹ sư một công ty môi trường có chi nhánh tại TP Đà Nẵng .

Bất ngờ thấy người thầy giáo ngày nào nhiệt thành giúp con đăng ký nhận học bổng Tiếp sức đến trường của Báo Tuổi Trẻ, bà Võ Thị Ngọc Thương (55 tuổi) - người mẹ nghèo khó một đời của Hân - đứng tần ngần trước ô cửa rồi nước mắt cứ thế chảy tràn.

Hành trình nuôi con nhọc nhằn mà can đảm của mẹ 

Hân giờ đã là kỹ sư môi trường, công việc và thu nhập ổn định. Cô cũng vừa lập gia đình, chuyển về nhà chồng ở.

Thương nhớ mẹ, dù đường xa nhưng mỗi tuần Hân đều tranh thủ tạt qua mẹ. Trên tay lúc bó rau, khi con cá, khi đùm bánh mà mẹ thích ăn. Lần nào thấy con về, bà Thương cũng tủi. Bà thương những gì đã qua, một hành trình cơ cực và cũng đầy can trường.

Gần 10 năm mới quay lại ngôi nhà của cô học trò ngày nào, thầy Phạm Đình Được cũng bùi ngùi vì thấy mọi thứ thay khác. Cái dễ thấy nhất là mọi người đều không còn buồn lo như xưa nữa, mà thay vào là những cái ôm chặt xen lẫn bùi ngùi.

Trong nhà của bà Thương giờ đã xuất hiện những cái rất "lạ" mà nếu không can đảm nuôi con học hành thì khó có được. Đó là chiếc xe máy, chiếc quạt hơi nước, có cả nồi cơm điện, máy giặt, tủ lạnh… Những món đồ này không phải bà Thương sắm, mà từ tích cóp của con gái mua tặng mẹ sau khi tốt nghiệp đi làm.

Bà Thương gần như không nói gì khi gặp lại thầy Được, mà chỉ sụt sùi. Hỏi vì sao khóc bà cũng không nói nên lời. Cô con gái ngồi bên cạnh thì nhìn qua, bàn tay nắm chặt mẹ và bảo rằng mẹ mừng, tủi vì thấy thầy giáo cũ của con tới thăm nhà.

Thầy giáo Phạm Đình Được kể, năm 2014 khi còn dạy ở THPT Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) thì thầy được một đồng nghiệp kể trong trường có một nữ sinh vừa đậu đại học nhưng khả năng không thể hoàn thành ước nguyện học hành.

Thầy chạy xe máy tìm tới và thấy ngôi nhà cấp 4 của ba mẹ con gồm bà Thương, Ngọc Hân và em trai Hân trống trơn trong khu nhà của thành phố Đà Nẵng cho những bà mẹ đơn thân thuê.

Bà Thương có chồng, nhưng khi Hân lên 8 tuổi thì ông mất vì bạo bệnh. Lúc chồng mất, bà Thương nặng gánh vì phải cáng đáng cả gia đình. Bà đi nhặt rác, đẩy xe bán xôi ,nhưng ráng lắm cũng chỉ đủ ăn qua ngày. Mấy mẹ con cứ hết ở nơi này lại qua nơi khác.

Cảnh ở trọ cứ miết như vậy tới lúc thành phố Đà Nẵng có chính sách cho mẹ đơn thân thuê nhà ở với giá 100.000 đồng/tháng. Lúc đó, bà Thương mới dẫn hai con vào mái nhà có mái che, có tường gạch đủ che mưa nắng ổn định tới nay.

Học bổng Tiếp sức đến trường: Tấm vé vào giảng đường thay đổi số phận

Phan Thị Ngọc Hân nhớ lại lúc khó khăn nhất và may mắn được thầy giáo trong trường, dù không trực tiếp dạy mình, kết nối tới học bổng Tiếp sức đến trường. Lúc đó Hân đậu vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, nhưng ngôi nhà trống trơn.

Để có tiền học đại học, mẹ Hân phải bán chiếc nhẫn vàng là kỷ vật quà mừng cưới lúc lấy chồng. Nhưng toàn bộ số tiền cũng chỉ dốc đủ cho học phí kỳ đầu tiên. Thật may, lúc đó Hân được thầy giáo hướng dẫn làm thủ tục học bổng Tiếp sức đến trường.

"Lúc đó tiền của mẹ chỉ đủ học phí kỳ đầu tiên. Sau khi tôi nhập học được hơn 1 tháng, thầy Được báo là đi nhận học bổng của báo Tuổi Trẻ. Mẹ không biết đi xe máy, cũng không biết luôn cả xe đạp, mình thì đang đi học.

Mẹ đi nhờ xe qua văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại số 9 Trần Phú, Đà Nẵng để đi cùng đoàn vào TP Hội An dự lễ trao. Cầm khoản học bổng trên tay về nhà, mẹ cứ khóc vì mừng" - Hân nhớ lại.

Hân nói khoản học bổng năm đó đã giúp cô hoàn tất thêm một kỳ học phí trong năm học đầu tiên. Tất cả như một giấc mơ, như hạt giống trôi dạt vô định trên dòng nước rồi bấu víu được mảnh đất tươi tốt, Hân qua năm học đầu tiên trong gian khó.

Từ năm học thứ 2 trở đi, Hân tự đi dạy thêm để trang trải cuộc sống. Dù còn những khó khăn nhưng vậy là quá may mắn, cô vững vàng hơn với con đường của mình và đi qua hết mấy năm đại học.

Kỹ sư môi trường yêu thương cho mẹ

Năm 2019, cô sinh viên nghèo Phan Thị Ngọc Hân tốt nghiệp loại giỏi và được nhận vào hợp đồng ở một đơn vị tại TP Đà Nẵng. Với đồng lương chỉ 3 triệu đồng mỗi tháng, nhưng Hân dành dụm và năm đó mua được cho mẹ những bộ quần áo mới, một nồi cơm điện.

Một thời gian sau, Hân chuyển việc và được nhận vào vị trí kỹ sư môi trường nơi cô gắn bó tới hiện tại. Công việc chính là thiết kế hệ thống xử lý nước thải, đường thoát nước các công trình môi trường.

Có việc ổn định, Hân vui tươi hơn, tìm mọi cách bù đắp cho mẹ, phụ nuôi em. Lần đầu tiên thấy máy giặt, tủ lạnh, xe máy mới và chiếc nệm gấp thơm mùi mới xuất hiện trong nhà, mẹ Hân chỉ biết ôm con mừng tủi.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trời chập tối, khi nhiều gia đình quây quần bên bữa cơm thì mẹ con Phương lại đội chiếc đèn pin tất tả ra đồng làng bắt ếch. 'Giờ này lũ ếch ra đi ăn đêm, mẹ con tranh thủ đi kiếm mấy con đem bán, kiếm ít đồng', mẹ của Phương động viên con.
1 tháng trước - Lê Vũ Hoài Trinh cho biết mẹ và ông ngoại những ngày còn sống luôn nói với em phải cố gắng học đến nơi đến chốn, cho dù có như thế nào cũng phải là người có ích cho xã hội.
3 tuần trước - Thầy đã là hiệu trưởng của một trường mới nhưng vẫn lo đứa học trò cũ học giỏi của mình vì nghèo mà bỏ đại học. Dù bận rộn, thầy đã gửi đến chương trình Tiếp sức đến trường của Tuổi Trẻ lời ‘kêu cứu’, mong tiếp sức cho Cảm.
3 tuần trước - Ngày 23-8-2024, Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng kỷ niệm 20 năm hoạt động, 20 năm đồng hành với Tuổi Trẻ, tiếp sức cho những tân sinh viên khó nghèo mà ham học của quê hương vang danh “ngũ phụng tề phi”.
2 tuần trước - Sinh ra chỉ có mẹ, chưa một lần được nhìn thấy cha, lớn lên nhờ túi cá, bao ve chai của ngoại, đến trường bằng sự bao dung của cộng đồng... là cuộc đời đầy nỗ lực của tân sinh viên Lê Thị Liên.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Amazon vừa ra quyết định yêu cầu toàn bộ nhân viên đến văn phòng làm việc 5 ngày một tuần, trở thành công ty công nghệ lớn đầu tiên trên thế giới từ bỏ chế độ làm việc từ xa và quay lại nề nếp làm toàn thời gian tại văn phòng.
2 phút trước - Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 được ví như hành trình kiếm tìm "cảm hứng khởi nghiệp xanh", ưu tiên những ý tưởng, mô hình, giải pháp, sản phẩm khởi nghiệp thân thiện môi trường, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng.
17 phút trước - Nữ sinh khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Vinh cũng vừa giành được danh hiệu lớn tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024.
20 phút trước - Bằng tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thanh niên Thừa Thiên-Huế đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước…
20 phút trước - Bắt đầu hiến máu tình nguyện từ năm 2011, đến nay anh Kiều Sĩ Nguyên (33 tuổi), thôn Yên Lạc 2, xã Cần Kiệm, H.Thạch Thất (TP.Hà Nội), đã có 57 lần hiến máu và tiểu cầu cứu người.