ttth247.com

Thiếu ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp

Ngủ ít hơn 7 tiếng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch, góp phần gây ra tình trạng viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Mọi cơ quan trong cơ thể được phục hồi, tái tạo năng lượng khi ngủ. Ngủ ít có thể kích hoạt quá trình viêm, mức protein phản ứng C (CRP) tăng cao. Cơ thể giảm sản xuất cytokine tế bào T (đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch) và các tế bào miễn dịch. Từ đó, cơ thể giảm đề kháng, ức chế phản ứng tự nhiên bảo vệ cơ thể trước virus, vi khuẩn, nấm...

Thạc sĩ, bác sĩ Thân Thị Ngọc Lan, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thiếu ngủ làm thay đổi cấu trúc DNA bên trong các tế bào gốc miễn dịch sản sinh ra tế bào bạch cầu, góp phần gây ra hoặc tăng mức độ viêm. Ngủ ít còn có thể ảnh hưởng đến nồng độ kháng thể sau khi tiêm vaccine, giảm hiệu quả phản ứng kháng thể với các kháng nguyên mới. Tình trạng này kéo dài dễ gây ra nhiễm trùng hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm phổi.

Ngủ không đủ giấc có thể làm giảm dung tích phổi và mức độ bão hòa oxy, khả năng làm sạch chất nhầy, các chất gây kích ứng đường thở cũng hạn chế. Theo thời gian, điều này tăng nguy cơ phát triển tăng áp động mạch phổi, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tim. Ở người có bệnh phổi như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thiếu ngủ khiến triệu chứng bệnh trở nặng hơn. Nếu các vấn đề hô hấp không được điều trị có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc trên khoảng 469.600 người trưởng thành, đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ năm 2023, cho thấy ngủ ít hơn 7-8 giờ mỗi đêm có nguy cơ ung thư phổi cao hơn 13%.

Bác sĩ Thân Thị Ngọc Lan khám cho một người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Thân Thị Ngọc Lan khám cho một người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp

Nhịp sinh học trong cơ thể của mỗi người không giống nhau. Nhu cầu giấc ngủ cũng tùy thuộc vào từng thể trạng. Theo bác sĩ Lan, ngủ bù không giúp đảo ngược những tác động tiêu cực sau một đêm thức khuya. Tốt nhất người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 giờ mỗi đêm, trước 22-23h để duy trì sức khỏe tốt. Buổi trưa chỉ nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút, không ngủ sau 15h.

Giữ không khí trong phòng ngủ trong lành, hạn chế dùng chất dễ gây kích thích đường thở như nhang thơm, nến thơm, nước hoa xịt phòng, vệ sinh ga giường, đệm thường xuyên. Phòng ngủ cần được lắp quạt thông gió để lưu thông khí, duy trì độ ẩm khoảng 40-60% để giảm virus, nấm mốc. Các thiết bị quạt, điều hòa, máy lọc không khí cần được vệ sinh sạch sẽ định kỳ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh dùng chất kích thích hoặc thiết bị điện tử trước giờ ngủ. Tăng cường vận động thể thao để giải tỏa stress. Tuy nhiên, không nên tập luyện với cường độ mạnh trong 4 giờ trước khi ngủ do có thể gây đau cơ, gia tăng hormone hưng phấn, khiến khó ngủ.

Nếu khó ngủ do bệnh lý, người bệnh cần điều trị nguyên nhân. Người bệnh hô hấp nên tuân thủ kế hoạch điều trị, tránh xa khói thuốc và các tác nhân gây dị ứng như mạt bụi, phấn hoa, khí độc... Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể cần dùng dụng cụ đẩy hàm hoặc đeo máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) theo tư vấn của bác sĩ để có giấc ngủ tốt.

Trịnh Mai

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ngưng thở khi ngủ không xảy ra ở trẻ em, uống rượu giúp cải thiện tình trạng, phẫu thuật là cách duy nhất để chữa bệnh là những cách hiểu chưa đúng.
1 tháng trước - Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật. Tuy nhiên, một số thói quen không tốt của cha mẹ có thể vô tình làm suy yếu khả năng miễn dịch của con.
1 tuần trước - 'Theo nghiên cứu được công bố gần đây, uống cà phê hằng ngày còn có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa trên mặt'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 tuần trước - Trong cuộc sống hiện đại, có những thói quen mà nhiều người vẫn thực hiện hằng ngày nhưng không biết nó có tác hại đối với hệ miễn dịch như thế nào.
3 tuần trước - Những thay đổi của mô phổi, cơ hoành, xương lồng ngực khi già đi làm giảm khả năng loại bỏ tác nhân có hại, tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.