ttth247.com

TP HCM sẽ xây dữ liệu sức khỏe hơn 1,7 triệu học sinh

Sở Y tế TP HCM sẽ xây dựng dữ liệu sức khỏe hơn 1,7 triệu học sinh nhằm nhận diện mô hình bệnh tật học đường để chủ động chăm sóc và can thiệp điều trị kịp thời.

Ngày 7/10, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết hoạt động này thuộc Đề án Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, ngành y tế sẽ khám cho học sinh và nhập liệu ngay kết quả, hướng đến tạo lập dữ liệu lớn về sức khỏe của người dân.

Sở Y tế hơn một năm qua đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo, chuẩn hóa biểu mẫu khám, tầm soát bệnh tật học đường, hướng dẫn quy trình khám, điều kiện tổ chức đoàn khám sức khỏe tại các cơ sở giáo dục. Ngành y tế cũng xây dựng chương trình tập huấn cho y bác sĩ tham gia khám, tầm soát và xây dựng phần mềm để nhập liệu thông tin sức khỏe của học sinh sau khi có kết quả khám.

Trong tháng 10, Sở sẽ tổ chức ba lớp tập huấn cho đội ngũ y tế khám sức khỏe học đường. Giảng viên đến từ bệnh viện chuyên khoa đầu ngành như Nhi đồng 1, Răng Hàm Mặt, Mắt, Tai Mũi Họng, Tâm Thần, Chấn thương Chỉnh hình, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cùng Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Công nghệ thông tin của Sở. Hiện, gần 3.000 nhân viên y tế và hơn 500 cơ sở giáo dục đăng ký tham gia tập huấn.

Bác sĩ khám sức khỏe cho học sinh tại trường học. Ảnh: Thanh Hằng

Bác sĩ khám sức khỏe cho học sinh tại trường học. Ảnh: Thanh Hằng

Sở sẽ công khai trên cổng thông tin điện tử danh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe học sinh để trường lựa chọn. Theo quy định, học sinh từ mầm non đến hết trung học cơ sở được kiểm tra định kỳ để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe, gồm đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực... Trẻ cũng được theo dõi tình trạng cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để có hướng áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp.

Thời gian qua, TP HCM khám sức khỏe miễn phí định kỳ cho hơn một triệu người cao tuổi, số hóa kết quả để liên thông vào hồ sơ sức khỏe điện tử. Từ đó, thành phố xây dựng dữ liệu để xác định mô hình sức khỏe và bệnh tật, chủ động can thiệp sớm.

Lê Phương

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Sở Y tế sẽ triển khai chuyển đổi số dữ liệu sức khỏe học sinh kể từ năm 2024 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Dữ liệu sức khỏe sẽ giúp ngành y tế nhận diện được mô hình bệnh, tật học đường của học sinh trên địa bàn TP.HCM.
3 tuần trước - Chỉ trong tháng 8/2024, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận 130 ca nhập viện và 8 trường hợp gặp biến chứng sốc sốt xuất huyết, phải điều trị tích cực.
4 ngày trước - 'Nghiên cứu mới đây cho thấy dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng ở người trẻ tuổi sẽ hơi khác so với nhóm trên 50 tuổi'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 tuần trước - Với tư duy chiến lược và bản lĩnh, bà Lê Thị Xuân - Chủ tịch Tập đoàn Shynh Group đã vững vàng xây dựng và phát triển thương hiệu làm đẹp top đầu thị trường trong hơn 1 thập kỷ. Sắp tới sẽ ra mắt thương hiệu đánh dấu kỷ nguyên mới vươn...
6 ngày trước - 'Chế độ ăn giàu đậu giúp giảm đến 24% nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung, 20% nguy cơ đột quỵ, 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Xem tin bài khác
17 phút trước - Duy trì lối sống lành mạnh, lại chưa từng hút thuốc lá, John Vennalally-Rao sốc nặng khi nhận chẩn đoán ung thư phổi và đại tràng.
22 phút trước - Các loại cá béo, quả mọng, hạt chứa omega-3, các loại vitamin và chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng não bộ, tăng khả năng tập trung, tỉnh táo.
22 phút trước - Cà phê, nước ngọt, rượu, thịt chế biến sẵn và thực phẩm chiên chứa chất kích thích, caffein, muối, ảnh hưởng đến não, làm tăng căng thẳng, lo âu.
22 phút trước - Ấn mạnh vào động mạch cảnh, còn gọi là "bắt pen", có thể gây thiếu máu não, ngất xỉu, đột quỵ, khiến não tổn thương khó phục hồi.
22 phút trước - Tôi cố gắng ăn uống lành mạnh, tập luyện chăm chỉ, nhưng chỉ giảm cân được một thời gian, sau đó béo trở lại, vì sao như vậy? (Hằng, 31 tuổi, Hà Nội)