ttth247.com

Bệnh nhân bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài: Đừng đổ trách nhiệm lên người bệnh

Thời gian qua, không ít người bệnh dù có bảo hiểm y tế vẫn phải bỏ tiền túi mua từng chiếc kim luồn, bông gạc... mà đáng ra những thuốc, vật tư này bệnh viện phải đảm bảo cung cấp cho việc khám chữa bệnh.

Một phụ huynh từng bức xúc về việc học sinh thuộc nhóm bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) thế nhưng khi điều trị bệnh thì "đụng đâu thiếu đó".

Hay người bệnh ung thư phải tự đi mua dây truyền dù BHYT vẫn đóng đủ. Những chi phí thuốc, vật tư lẽ ra được BHYT chi trả thì người dân phải tự bỏ tiền túi. Vậy tham gia

BHYT có thực sự còn ý nghĩa?

Lãnh đạo Bộ Y tế nói đã có đủ căn cứ pháp lý để đấu thầu, mua sắm. Thế nhưng tình trạng thiếu "cục bộ" vẫn diễn ra, bệnh viện chưa mua sắm được hoặc đang tổ chức đấu thầu.

Thậm chí có lãnh đạo bệnh viện nói "có loại thuốc thay thế nhưng bệnh nhân muốn dùng thuốc tốt hơn nên phải tự ra ngoài mua" và trách nhiệm lại đẩy về cho người bệnh.

Trước thực tế thiếu thuốc và vật tư y tế kéo dài, thời gian qua Bộ Y tế cũng đã có nhiều đề xuất, xây dựng chính sách để đảm bảo quyền lợi của người bệnh.

Trong đó, thông tư hướng dẫn về quy định thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT là một trong những giải pháp được đưa ra.

Thông tư này phải mất thời gian dài để xây dựng và sẽ có hiệu lực từ 1-1-2025. Trong đó, để được thanh toán chi phí tự mua thuốc, vật tư y tế trực tiếp phải có đủ 5 điều kiện.

Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) Trần Thị Trang nói đây chỉ là giải pháp tình thế khi bệnh viện không có thuốc, vật tư y tế vì lý do khách quan chứ không phải là giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư.

Trong thông tư cũng đã nêu rõ những điều kiện chi trả trực tiếp cho người bệnh, tránh việc lạm dụng chỉ định người bệnh phải ra ngoài mua thuốc. Và cơ sở khám chữa bệnh phải có trách nhiệm đảm bảo thuốc điều trị, nếu thật sự thiếu do khách quan cũng phải đảm bảo quyền lợi chi trả cho người bệnh.

Theo đó, để được chi trả trực tiếp khi phải mua thuốc bên ngoài, người bệnh phải được bệnh viện đề nghị thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội, chứng minh việc thiếu thuốc, vật tư phải đúng do "khách quan" theo quy định.

Thế nhưng thực tế hiếm có bệnh viện nào dám công khai "chúng tôi đang thiếu thuốc, vật tư y tế", bởi lẽ Bộ Y tế và Chính phủ đã chỉ đạo "cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư".

Và nếu bệnh viện không giải trình được "thiếu thuốc vì lý do khách quan, đã làm đủ mọi cách để mua sắm nhưng không được" thì người bệnh cũng không có đủ điều kiện được chi trả.

Chưa kể đến việc người bệnh phải tự nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội và chờ đợi giải quyết trong 40 ngày. Và cũng chưa chắc hồ sơ đề nghị thanh toán đã đầy đủ ngay từ lần đầu, người bệnh có thể phải chạy đi chạy lại nhiều lần.

Mới đây, nhiều cử tri cũng gửi câu hỏi đến Bộ Y tế khi mức đóng BHYT vừa tăng theo lương cơ sở nhưng người bệnh chưa thấy được sự thay đổi nào về chất lượng khám chữa bệnh.

Họ vẫn phải bỏ tiền túi mua thuốc, vật tư y tế mà thậm chí không biết thuốc, vật tư đó có thực sự đảm bảo chất lượng, có hóa đơn chứng từ để được thanh toán hay không?

Trách nhiệm cung cấp đủ thuốc, vật tư khám chữa bệnh là của các bệnh viện, xin đừng đổ trách nhiệm lên người bệnh.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Sau khi có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn về đấu thầu thuốc, vật tư y tế, tình trạng thiếu đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu ở một số cơ sở y tế.
3 ngày trước - Tiền mua bảo hiểm y tế đã được đóng cả năm theo quy định. Vậy mà khi bệnh nhân bị gãy tay phải đến bệnh viện lại không có bột để bó bột, phải ra ngoài mua. Bệnh viện nói gì về chuyện này?
2 tuần trước - Cử tri các tỉnh thành kiến nghị bổ sung một số loại thuốc vào danh mục được BHYT chi trả, trong đó có thuốc ung thư mới nhằm giải quyết khó khăn cho bệnh nhân.
1 tháng trước - Cô gái trẻ nguy kịch, suýt mất mạng do uống thuốc phá thai tại nhà. Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM thông tin vừa...
1 tháng trước - Bộ Y tế đang đề xuất người mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh cần thực hiện chuyên môn cao được đến thẳng cơ sở y tế tuyến trên mà không cần theo trình tự khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Duy trì lối sống lành mạnh, lại chưa từng hút thuốc lá, John Vennalally-Rao sốc nặng khi nhận chẩn đoán ung thư phổi và đại tràng.
24 phút trước - Các loại cá béo, quả mọng, hạt chứa omega-3, các loại vitamin và chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng não bộ, tăng khả năng tập trung, tỉnh táo.
24 phút trước - Cà phê, nước ngọt, rượu, thịt chế biến sẵn và thực phẩm chiên chứa chất kích thích, caffein, muối, ảnh hưởng đến não, làm tăng căng thẳng, lo âu.
24 phút trước - Ấn mạnh vào động mạch cảnh, còn gọi là "bắt pen", có thể gây thiếu máu não, ngất xỉu, đột quỵ, khiến não tổn thương khó phục hồi.
25 phút trước - Tôi cố gắng ăn uống lành mạnh, tập luyện chăm chỉ, nhưng chỉ giảm cân được một thời gian, sau đó béo trở lại, vì sao như vậy? (Hằng, 31 tuổi, Hà Nội)