ttth247.com

Gửi tiền mừng cưới y 10 năm trước, hợp lý không?

Năm 2014 bạn tôi cưới. Lương tôi 4,5 triệu nên mừng bạn 1 triệu. Nay 2024, tức 10 năm sau, đám cưới tôi, bạn cũng gửi lại đúng 1 triệu tiền mừng cưới!

Dòng trạng thái về tiền mừng cưới này được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, thu hút nhiều lượt bình luận với hai luồng ý kiến khác nhau. Người đứng về phe chủ bài đăng trách bạn khách không tinh tế. Người bênh vực người bạn cho rằng tác giả viết bài này quá tính toán.

Tiền mừng cưới chứ có phải gửi tiết kiệm đâu mà đòi lãi!

Chị Đỗ Lan (30 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng năm 2014 mà mừng cưới 1 triệu là rất nhiều, phải thân thiết lắm mới mừng cưới nhiều vậy.

"Cách 1-2 năm mà mừng ngang mức tiền thì không nói. 10 năm sau, đồng tiền mất giá cũng đi lại người ta 1 triệu thì thật sự không biết điều. Có lẽ điều khiến chủ bài đăng thất vọng là sự không biết điều của người bạn, chứ thêm vài ba trăm nghìn cũng không giàu thêm được", chị Lan nói.

Đồng quan điểm, anh Ngọc Dương (30 tuổi, ngụ Bình Dương) nói sẽ mừng ít lại với những ai đồng tình với người bạn trong câu chuyện trên. Trân quý tình cảm mới bỏ số tiền lớn để mừng bạn, cuối cùng còn bị trách là so đo vật chất.

Trước bình luận "Không biết ai như thế nào chứ xưa giờ mình toàn đi nhỉnh hơn số tiền người ta đi trước đó cho mình" của Dương Nguyễn, nhiều người để lại bình luận thể hiện sự đồng tình.

Trường hợp khác, bạn Nguyệt Cẩm kể, năm 2015, bạn thân mừng cưới cho mình 1 triệu. Năm nay bạn cưới, cô đi lại 3 triệu và có thể đi hơn nếu đang không khó khăn về tài chính.

Trong khi đó, một bình luận trái chiều khác nhận được nhiều lượt thích. Người này cho rằng chia sẻ của bài đăng lẫn nhiều bình luận rất phiến diện, vì tiền mừng cưới chứ không phải tiền tiết kiệm mà đòi lãi.

Chưa kể, khách mời có thể đang gặp khó khăn về kinh tế hay mất số tiền lớn để đến chỗ cưới nếu ở xa thì sao!

Với nick Trần Dương, người này cho rằng tiền mừng cưới tính theo thời giá tiền đặt bàn cưới. Còn có lòng cho thêm thì đó là câu chuyện cá nhân, không thể đòi hỏi người khác cư xử với mình như cách mình đối đãi với họ.

Có người mừng ít hơn, thậm chí không đến

Gặp trường hợp tương tự, chị Thu Hà (27 tuổi, ngụ Bình Dương) tâm sự hồi đám cưới bạn năm 2012, chị mua tặng chiếc nhẫn nửa chỉ vàng. Chưa kể lặn lội hơn 300km tới nhà bạn, còn tiễn bạn về nhà chồng thêm 20km nữa.

Thế nhưng lúc chị cưới và mời lại, bạn bảo bận không thể đi nên chuyển khoản 500.000 đồng. "Lấy chồng muộn thiệt thòi quá!", chị Hà than.

Cho rằng bạn bè thời bây giờ là thế, Minh Tiến kể cô bạn học chung năm lớp 12 luôn vắng mặt trong các ngày họp lớp nhưng chợt có năm lại sôi nổi tham gia. Chưa đầy nửa năm sau, bạn này gửi thiệp cưới. Dù không đi nhưng Tiến vẫn gửi phong bì 300.000 đồng.

"Cưới xong, bạn ấy lặn mất tăm hơi. Hóa ra năm ấy xông xáo gặp mặt để mời cưới. Cưới xong, hủy kết bạn dần với hầu hết bạn bè luôn, chắc để sau này khỏi ai mời", Tiến viết.

Người bình luận tên Sam Sam đồng ý rằng đám cưới không phải là hình thức đầu tư, nhưng cũng nên sống sao cho dễ nhìn mặt nhau. Kể chi tiết, cô nói từng đi đám cưới chị đồng nghiệp đến tận hai lần, mỗi lần 500.000 đồng.

Vậy mà đám cưới cô, chị đồng nghiệp không đến, không lời chúc và đương nhiên không một cắc tiền mừng. "Chắc vì không còn làm việc chung nữa nên chị ấy nghĩ không cần đi", cô chia sẻ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trong nhiều ý kiến bạn đọc gửi về đều nói chủ tiệc tính toán thiệt hơn tiền mừng cưới là thực dụng, khác gì làm đám cưới để kinh doanh.
2 tuần trước - Em bé 18 ngày tuổi 'chưa rụng rốn' được cho đi 47 năm về trước từ một đoàn hát gãy gánh đã tìm về với cha mẹ, anh chị em ruột ở TP.HCM như một câu chuyện cổ tích.
1 tháng trước - 4h, Mùa A Lỷ (10 tuổi) mang chiếc cặp cũ sờn, đi bộ hơn 20 km đến trường; băng qua khe sâu, cậu rảo bước nhanh hơn khi nghĩ về hộp sữa tươi lần đầu có trong bữa ăn bán trú.
3 tuần trước - Được bố mẹ hai bên ủng hộ và ra sức tác hợp, đôi bạn hàng xóm quyết định nên duyên vợ chồng để “tiện về thăm nhà”.
1 tuần trước - Đây là một trong 10 học bổng giá trị nhất châu Á với tỷ lệ chọi rất cao, khoảng 1:50. Kỳ thi tuyển do Bộ Giáo dục Singapore tổ chức hằng năm, học sinh trúng tuyển sẽ được tài trợ toàn phần trong 4 năm học, bao gồm tiền ăn, tiêu vặt và vé...
Xem tin bài khác
6 phút trước - Quảng Nam- 12 năm qua, khoảnh khắc ám ảnh nhất của Huệ An là ngồi nhìn mẹ lăn lộn với những cơn đau trên chiếc chiếu rách dưới gầm cầu, ven sông Sài Gòn.
52 phút trước - Chi tiêu không ghi chép, mỗi ngày đều uống một ly trà sữa... là các thói quen tiêu xài khiến bạn bị rỗng ví nhanh chóng.
58 phút trước - Phùng Khánh Duyên, sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, vừa trở thành thủ khoa đồ án tốt nghiệp, lấy ý tưởng từ cánh đồng muối ở tỉnh Ninh Thuận.
1 giờ trước - TRUNG QUỐC - Người đàn ông dũng cảm cầm chiếc muôi lớn, chạy ra phố cứu cô gái đang bị tấn công giữa đường.
2 giờ trước - Tin tức Khủng hoảng kẹt xe ở TP.HCM; Sôi động mùa phim Việt cuối năm; Dự báo chính sách đối ngoại của Mỹ nếu ông Trump tái đắc cử... là các thông tin nổi bật bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 20.9.2024.