ttth247.com

Không há được miệng do nhiễm vi khuẩn uốn ván

Bị máy bào gỗ cắt qua đốt ngón tay, bệnh nhân 49 tuổi, ở Bắc Ninh, không đến viện mà tự xử lý vết thương và đắp lá tại nhà, dẫn đến nhiễm uốn ván.

Người đàn ông làm nghề thợ mộc, tiền sử khỏe mạnh, khám tại Bệnh viện Bạch Mai với biểu hiện ban đầu cứng hàm, khó há miệng, khó thở, đi lại khó khăn. Sau thăm khám, bệnh nhân phải nhập viện với chẩn đoán uốn ván toàn thể - suy hô hấp. Người bệnh sau đó rất khó thở và phải mở khí quản, dùng thuốc an thần liều cao chống co giật, tiêm vaccine và huyết thanh phòng uốn ván để trung hòa độc tố. Hiện, người đàn ông vẫn nguy kịch, nguy cơ tử vong cao.

Đây là một trong ba bệnh nhân mắc uốn ván đang nằm điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Hai người còn lại là nam, cùng 56 tuổi, nhiễm uốn ván do dẫm phải đinh và lội nước bẩn trong mưa khi chân đang có vết thương. Họ đều chủ quan tự chữa, sơ cứu ở nhà, dẫn đến bệnh tiến triển nặng, tiên lượng khó khăn, đe dọa tính mạng.

"Các ca bệnh uốn ván với bệnh cảnh nặng nề đòi hỏi các phương pháp điều trị hồi sức tích cực, thậm chí phải lọc máu, chi phí điều trị hết sức tốn kém và nguy cơ tử vong cao", PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, nói.

Trực khuẩn uốn ván gây bệnh từ vết xước nhỏ. Nguồn:Sanofi Pasteur

Trực khuẩn uốn ván gây bệnh từ vết xước nhỏ. Nguồn: Sanofi Pasteur

Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn - nhiễm độc rất nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani từ ngoài môi trường xâm nhập qua vết thương vào cơ thể, tiết ra độc tố gây nhiễm độc toàn thân. Biểu hiện sớm là cứng hàm, khó nhai, khó nuốt, sau đó sẽ cứng cơ, tăng trương lực cơ toàn thân, mức độ nặng sẽ co giật, toàn thân uốn cong, kèm theo khó thở, suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật. Nếu không xử trí kịp thời bằng các biện pháp hồi sức tích cực thì nhanh chóng dẫn tới tử vong hoặc có nhiều biến chứng trên các hệ tim mạch, hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, xương khớp.

Bệnh uốn ván được phòng ngừa qua tiêm phòng vaccine. Khi bị thương, trầy xước, cần sát trùng vết thương đúng cách, tránh bịt kín, sau đó đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí và tiêm ngừa.

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Người dân tuyệt đối không chủ quan với vết thương hở, dù nhỏ, bởi có thể nhiễm bệnh uốn ván nặng, phải lọc máu, nguy cơ tử vong cao.
1 tuần trước - Người đàn ông nhập viện trong tình trạng cứng hàm, khó há miệng, nuốt sặc, khó thở, chân tay co cứng. Trước đó 3 tuần, bệnh nhân đi chân đất làm ruộng và giẫm phải đinh có chảy máu, sau đó tự uống kháng sinh và cũng chưa tiêm phòng uốn ván.
3 tuần trước - Trong quá trình xây đắp tường phòng lũ, ông gặp tai nạn nhỏ ở mu bàn chân phải do bị viên gạch rơi vào chân.
3 tuần trước - Mai Thảo (35 tuổi, Hà Nội) sốt cao, lên cơn khó thở, viêm phổi, co tử cung dồn dập... sau khi tự mua thuốc để điều trị cúm.
1 tháng trước - Hệ thống tiêm chủng VNVC miễn phí vaccine và huyết thanh uốn ván cho đồng bào, chiến sĩ trong vùng lũ tại ba tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Xem tin bài khác
42 phút trước - Người bệnh bảo hiểm y tế được thanh toán trực tiếp các chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng, khi bệnh viện không cung ứng.
1 giờ trước - Nhiễm EBV trên cơ địa nhạy cảm, yếu tố di truyền, ăn thực phẩm ủ muối, tiếp xúc nhiều khói bụi, hóa chất... nguy cơ ung thư vòm họng.
1 giờ trước - Điều chỉnh tốc độ, độ dốc, tăng tải trọng trên cơ thể và kết hợp những bài tập tăng sức bền giúp nâng cao hiệu quả đốt cháy mỡ, tăng cơ khi đi bộ.
1 giờ trước - Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể và vật dụng sinh hoạt có dính máu của người bệnh, không lây qua ăn uống.
1 giờ trước - 'Đã hơn một lần bóng tối tới gần. Và tôi từng nghĩ tôi sẽ dừng lại…'. Những câu trong bài hát Đã hơn một lần của nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ như chạm đến những khán giả cũng là người bệnh đang vật vã chống lại bệnh tật ngồi bên dưới.