ttth247.com

Mang những bữa cơm no đủ đến trẻ vùng khó khăn

Để những chiếc bụng luôn được no căng

Ngôi trường xuống cấp, chật chội, thiếu cơ sở vật chất… là nơi mà các em học sinh mầm non người Pa Cô sinh sống tại bản Kỳ Neh (xã A Ngo, H.Đakrông, Quảng Trị) học tập suốt thời gian qua. Bên cạnh gặp khó khăn trong học tập, đời sống của các em cũng vô cùng khó khăn. Nhưng mọi thứ đã dần thay đổi khi dự án "Nuôi em" ở Quảng Trị xuất hiện...

Thiếu tá Ngô Thị Tâm, Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở Cảnh sát nhân dân 1, Công an tỉnh Quảng Trị, cho biết trước đây đời sống của các em nhỏ người Pa Cô rất khó khăn, thiếu thốn. Rất nhiều em bị suy dinh dưỡng.

"Các em chỉ ăn cơm trắng với muối, với măng rồi cùng bố mẹ lên rẫy suốt ngày. Nhiều em do ăn uống không đủ chất nên bị suy dinh dưỡng, rất đáng thương", thiếu tá Tâm chia sẻ.

Trước hoàn cảnh đó, dự án "Nuôi em" đã xuất hiện cùng với sự chung tay của hàng trăm anh, chị nuôi. Trong đó, các cán bộ, chiến sĩ tại Hội Phụ nữ cơ sở Cảnh sát nhân dân 1, Công an tỉnh Quảng Trị nhận nuôi 7 học sinh, cũng là đơn vị tổ chức các chương trình của dự án Nuôi em tại Quảng Trị, làm cầu nối để lan tỏa, tìm kiếm thêm các anh, chị nuôi khác.

Mang những bữa cơm no đủ đến trẻ vùng khó khăn- Ảnh 1.

Dự án "Nuôi em" ở Quảng Trị mang đến những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn cho học sinh vùng cao

ẢNH: BÁ CƯỜNG

Ngày 14.9, Hội Phụ nữ cơ sở Cảnh sát nhân dân 1, Công an tỉnh Quảng Trị cùng các anh, chị nuôi khác đã có hành trình lên với điểm trường Kỳ Neh để trao tặng công trình xây mới hàng rào, sân chơi và sơn mới các phòng học với tổng kinh phí 140 triệu đồng. Món quà mới này giúp các em học sinh có ngôi trường sạch sẽ, đầy đủ cơ sở vật chất hơn trong năm học mới.

Cũng trong dịp này, dự án "Nuôi em" tiếp tục mang đến cho các em học sinh một bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng với nhiều món ăn ngon; tặng quà và tổ chức trung thu sớm; trồng cây tặng cho điểm trường.

Cần thêm những anh nuôi, chị nuôi

Điểm trường Kỳ Neh là nơi 33 em học sinh người Pa Cô đang theo học. Đây là địa phương vùng sâu vùng xa của H.Đakrông, đường vào bản Kỳ Neh rất trở ngại, phải mất nhiều giờ mới đến nơi.

Mang những bữa cơm no đủ đến trẻ vùng khó khăn- Ảnh 2.

Thiếu tá Ngô Thị Tâm (thứ 3 từ phải qua) cùng đại diện đơn vị tặng quà cho điểm trường có 5 học sinh được nhận nuôi ở H.Đakrông

ẢNH: BÁ CƯỜNG

Địa bàn này có tỉ lệ hộ nghèo chiếm trên 70%, phần lớn người dân mưu sinh bằng nghề trồng trọt và làm nương rẫy, ít có điều kiện quan tâm đến chuyện học hành của con cái. Vì vậy, sự tham gia và giúp đỡ của các anh, chị nuôi trong dự án càng trở nên cần thiết.

Chị Võ Thị Thu Hồng, dược sĩ Phòng khám đa khoa 245 tỉnh Quảng Trị, đang nhận nuôi 5 em học sinh. Chị mong muốn dự án sẽ được lan tỏa rộng rãi để các em học sinh có thêm nhiều cơ hội để được giúp đỡ.

"Khi biết dự án xuất hiện tại Quảng Trị, thông qua các cầu nối, tôi đã tham khảo tìm hiểu và biết được hoàn cảnh của các em và lập tức nhận nuôi 5 em. Ở đâu đó khắp tỉnh Quảng Trị vẫn còn rất nhiều học sinh khó khăn khác, cần nhận được sự giúp đỡ của mọi người", chị Hồng chia sẻ.

Mang những bữa cơm no đủ đến trẻ vùng khó khăn- Ảnh 3.

Các em học sinh tại bản Kỳ Neh bên cạnh những anh nuôi, chị nuôi

ẢNH: BÁ CƯỜNG

Theo các giáo viên tại điểm trường Kỳ Neh, trước đây khi chưa nhận được sự giúp đỡ của dự án, đến buổi trưa là học sinh về nhà, cùng bố mẹ lên rẫy hoặc đầu giờ chiều quay lại trường học. Nghỉ hè, các em đều... sụt cân, do không có được ăn những bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng.

Sau 4 năm hoạt động tại Quảng Trị, dự án "Nuôi em" đã được 400 anh chị nhận nuôi 647 học sinh tại 7 điểm trường, trong đó có 5 điểm ở H.Đakrông, 1 điểm tại H.Hướng Hóa và 1 điểm tại H.Gio Linh.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - 4h, Mùa A Lỷ (10 tuổi) mang chiếc cặp cũ sờn, đi bộ hơn 20 km đến trường; băng qua khe sâu, cậu rảo bước nhanh hơn khi nghĩ về hộp sữa tươi lần đầu có trong bữa ăn bán trú.
1 tháng trước - Từ một địa phương miền núi còn nhiều khó khăn nhưng giờ đây xã Xuân Quang 1 (H.Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đã chuẩn bị tiến về đích đạt chuẩn nông thôn mới.
1 tháng trước - Hai cậu học trò ở Quảng Nam mồ côi cha từ sớm, bằng nghị lực phi thường đã vượt qua nghịch cảnh để đặt chân đến giảng đường - đó là những tân sinh viên chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ đã gặp gỡ.
1 tháng trước - Trời chập tối, khi nhiều gia đình quây quần bên bữa cơm thì mẹ con Phương lại đội chiếc đèn pin tất tả ra đồng làng bắt ếch. 'Giờ này lũ ếch ra đi ăn đêm, mẹ con tranh thủ đi kiếm mấy con đem bán, kiếm ít đồng', mẹ của Phương động viên con.
1 tuần trước - Tốt nghiệp phổ thông hai năm trước, nhưng năm nay H’Nhé (20 tuổi, quê Gia Lai) mới vào học ở Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn (TP.HCM). Bởi H’Nhé không có tiền đi học.
Xem tin bài khác
32 phút trước - Chi tiêu không ghi chép, mỗi ngày đều uống một ly trà sữa... là các thói quen tiêu xài khiến bạn bị rỗng ví nhanh chóng.
38 phút trước - Phùng Khánh Duyên, sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, vừa trở thành thủ khoa đồ án tốt nghiệp, lấy ý tưởng từ cánh đồng muối ở tỉnh Ninh Thuận.
1 giờ trước - TRUNG QUỐC - Người đàn ông dũng cảm cầm chiếc muôi lớn, chạy ra phố cứu cô gái đang bị tấn công giữa đường.
1 giờ trước - Tin tức Khủng hoảng kẹt xe ở TP.HCM; Sôi động mùa phim Việt cuối năm; Dự báo chính sách đối ngoại của Mỹ nếu ông Trump tái đắc cử... là các thông tin nổi bật bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 20.9.2024.
9 giờ trước - Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.