ttth247.com

Số ca sởi cao hơn 22,5 lần, nhiều tỉnh, thành khẩn trương tiêm vắc xin

Ngày 22-8, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm 2024.

Ưu tiên tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1-5 tuổi

Chiến dịch này sẽ tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ; nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh có điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.

Ưu tiên tiêm trước cho nhóm từ 1-5 tuổi. Nhóm tuổi cụ thể tiêm chủng do các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại địa phương, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương và trao đổi thống nhất với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực.

Các địa phương sẽ chủ động điều tra lập danh sách tiêm là trẻ thuộc nhóm đối tượng từ 1-10 tuổi bao gồm cả trẻ vãng lai đang có mặt tại địa phương, mỗi trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin sởi - rubella (MR).

Ngoại trừ trẻ đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần sởi hoặc MR hoặc vắc xin có chứa thành phần sởi và/hoặc rubella trong vòng một tháng trước khi triển khai tiêm (có bằng chứng được tiêm thể hiện trên phiếu, sổ tiêm chủng, phần mềm quản lý tiêm chủng); trẻ đã tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.

Mục tiêu của chiến dịch này là làm tăng tỉ lệ miễn dịch phòng bệnh sởitrong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra.

Mục tiêu cụ thể là 95% trẻ thuộc nhóm chưa được tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vắc xin sởi - rubella.

Thời gian tiêm là quý 3 - 4 năm 2024, triển khai sớm ngay sau khi vắc xin được cung ứng.

Phạm vi triển khai trong giai đoạn 1 là 135 quận, huyện tại 18 tỉnh thành gồm Hà Giang, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Gia Lai, TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang.

Giai đoạn 2 sẽ bổ sung địa bàn triển khai căn cứ vào kết quả rà soát, thống kê của các tỉnh, thành phố và đề xuất của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực căn cứ vào tình hình dịch sởi tại thời điểm rà soát để bổ sung các tỉnh, quận, huyện, xã triển khai.

Nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao

Theo Bộ Y tế, sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của trẻ như viêm phổi, viêm màng não…

Trước đại dịch, tỉ lệ tiêm mũi 1 vắc xin sởi trên toàn quốc hàng năm đạt trên 95% và tỉ lệ tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi đạt trên 90%.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chương trình tiêm chủng trên toàn cầu cũng như của Việt Nam bị ảnh hưởng, dẫn tới nhiều trẻ bị lỡ mũi tiêm, trong đó có vắc xin sởi và rubella.

Ngoài ra, việc gián đoạn cung ứngtạm thời các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng một số giai đoạn trong năm 2022 - 2023 đã ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng các vắc xin bao gồm vắc xin sởi và rubella.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm đủ các mũi vắc xin trong những năm gần đây dẫn đến nguy cơ các bệnh phòng được bằng vắc xin quay trở lại, tiếp tục ghi nhận các ca mắc mới và ổ dịch, nếu không triển khai quyết liệt và liên tục các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch, đặc biệt là công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao.

WHO cũng khuyến cáo tại các tỉnh, thành có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca sởi, cần triển khai tiêm chủng chiến dịch. Các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch.

Việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra, đặc biệt ở những nơi có chùm ca bệnh không để dịch lan rộng.

Do đặc điểm dịch tễ phức tạp của bệnh sởi, bệnh khả năng lây lan nhanh, rộng và phụ thuộc nhiều vào tiêm chủng nên việc tiêm chủng cần triển khai càng sớm càng nhanh càng tốt.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Cả nước ghi nhận khoảng 2.000 ca sởi trong 8 tháng, 18 tỉnh thành nguy cơ dịch gia tăng, Bộ Y tế khẩn cấp tiêm vaccine cho trẻ 1-10 tuổi nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch.
1 tháng trước - Hiện nay, số ca mắc bệnh sởi đang tăng nhanh ở nước ta. Đối phó với căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra chúng ta cần trang bị những kiến thức y tế như thế nào?
6 ngày trước - Dịch sởi tăng trong năm 2024 vì nằm trong chu kỳ dịch và đã được các chuyên gia dịch tễ dự đoán từ trước khi nhiều tỉnh thành thiếu vắc xin hai năm liên tiếp.
3 tuần trước - Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 1.695 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, cao hơn gần 7 lần so cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, 676 trường hợp được xét nghiệm xác định dương tính, tăng 22,5 lần so năm ngoái.
1 tháng trước - Từ ngày 12-8 đến 18-8, TP.HCM ghi nhận 100 ca sốt phát ban nghi sởi, tăng hơn gấp đôi so với 4 tuần trước. Ngành y tế đang quyết liệt để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh trước thềm năm học mới.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
16 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
16 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.