ttth247.com

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ

Liên quan đến vụ sạt lở khiến 11 người chết, 8 người mất tích tại thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, H.Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), thượng tá Nguyễn Đức Cường, Phó trưởng công an H.Bắc Hà, cho biết tuyến đường vào hiện trường đã được san gạt xong để đưa máy xúc, máy ủi vào tìm kiếm.

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ- Ảnh 1.

Hiện trường vụ sạt lở

ẢNH: ĐÌNH HUY

Cùng với các lực lượng tại chỗ, hiện trường có thêm 2 máy xúc tham gia tìm người mất tích. Khu vực tìm kiếm còn tiếp tục được mở rộng về phía thượng nguồn nhưng chưa có kết quả. Cũng trong ngày 15.9, các doanh nghiệp viễn thông đã dựng trạm phát sóng tạm thời để kết nối thông tin chỉ đạo, hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân mất tích tại thôn Nậm Tông.

Để tiếp tế cho những lực lượng đang cứu hộ cứu nạn tìm kiếm những nạn nhân mất tích, thanh niên tình nguyện và người dân đã cõng những gùi hàng nặng hàng chục kg vượt núi. Đặc biệt, nhiều người đến từ những địa phương khác của H.Bắc Hà, họ băng qua sạt lở, mang nước, gạo, nhu yếu phẩm cho lực lượng tìm kiếm.

Sạt lở thảm khốc ở Nậm Tông (Lào Cai): Nỗi đau nữ trưởng trạm băng rừng cứu người

Mang theo lá cờ Tổ quốc đến Nậm Tông, anh Sùng Seo Nùng (37 tuổi, trú xã Nậm Mòn, H.Bắc Hà), cho biết, khi nghe tin sạt lở đất ở xã bên cạnh khiến nhiều người chết, anh rất xót xa nên cùng vợ và 15 người trong thôn đi xe máy đến động viên thân nhân những người bị nạn.

"Khi đi, chúng tôi mang theo gạo, rau và một chút tiền mặt để ủng hộ bà con. Đặc biệt, chúng tôi mang theo lá cờ Tổ quốc để thể hiện sự quyết tâm vượt qua khó khăn dù đường đi vẫn còn nhiều điểm bị sạt lở", anh Nùng nói.

Theo anh Nùng, trong đợt mưa bão vừa qua, gia đình anh cũng phải di dời khẩn cấp vì có nguy cơ bị sạt lở. Anh cho rằng bản thân mình vẫn còn may mắn, chỉ thiệt hại một chút về tài sản nên đã tranh thủ hỗ trợ, động viên những gia đình không may mất nhà cửa, người thân.

Di chuyển từ TP.HCM để hỗ trợ tìm kiếm người mất tích

Vượt quãng đường khoảng 2.000 km từ TP.HCM đến thôn Nậm Tông để tình nguyện tham gia công tác cứu hộ cứu nạn, anh Đinh Hoàng cho biết, khi nghe khu vực sạt lở này rất khó khăn trong việc tìm kiếm, anh đã cùng 6 người bạn ở Khánh Hòa, TP.HCM, Hà Nội chuẩn bị đồ đạc lên đường.

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ- Ảnh 2.

Anh Đinh Hoàng

ẢNH: ĐÌNH HUY

"Chúng tôi có chuyên môn là tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn ở trong rừng. Khi đi, chúng tôi mang theo 300 bộ đồ y tế, máy bơm nước, máy phát điện, bộ đàm, đồ cứu hộ cứu nạn trong rừng... Trên đường đi, tôi thấy bà con gùi đồ vào tiếp tế anh em tìm kiếm cứu nạn. Dù trước khi đi, tôi đã tự chuẩn bị hết rồi nhưng không ngờ tình cảm người dân dành cho mình rất đặc biệt", anh Hoàng nói.

Mặc dù đã từng tìm kiếm nhiều vụ mất tích trước đây nhưng anh Hoàng vẫn sốc trước cảnh tan hoang vì sạt lở đất. Đường đi cũng rất khó khăn, trong khi mỗi người phải mang theo 40 kg đồ đạc. Nhưng vì đồng bào, anh Hoàng tự nhủ sẽ quyết tâm phối hợp với cơ quan chức năng để tìm kiếm những người bị nạn một cách sớm nhất.

"Chúng tôi dự định ở Nậm Tông 7 - 10 ngày, nhưng cũng hy vọng việc tìm kiếm trong những ngày tới sẽ có kết quả sớm hơn", anh Hoàng nói.

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ- Ảnh 3.

Quãng đường từ trung tâm xã Nậm Lúc đến thôn Nậm Tông có vài chục điểm sạt lở, cách duy nhất là đi bộ

ẢNH: ĐÌNH HUY

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ- Ảnh 4.

Ban đầu, người dân di chuyển bằng xe máy tiếp tế nhu yếu phẩm nhưng chỉ được 4 - 5 km

ẢNH: ĐÌNH HUY

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ- Ảnh 5.

Người dân xuống xe, cõng hàng lên núi

ẢNH: ĐÌNH HUY

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ- Ảnh 6.

Người dân mang theo cờ Tổ quốc, thể hiện tinh thần quyết tâm giúp đỡ đồng bào

ẢNH: ĐÌNH HUY

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ- Ảnh 10.

Tinh thần lạc quan của những người tiếp tế

ẢNH: ĐÌNH HUY

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ- Ảnh 11.

Những gùi hàng được vận chuyển đến hiện trường kịp thời

ẢNH: ĐÌNH HUY

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - 4h, Mùa A Lỷ (10 tuổi) mang chiếc cặp cũ sờn, đi bộ hơn 20 km đến trường; băng qua khe sâu, cậu rảo bước nhanh hơn khi nghĩ về hộp sữa tươi lần đầu có trong bữa ăn bán trú.
1 tháng trước - Hà Nội- 12 năm qua, anh Nguyễn Văn Thủy, 47 tuổi, đã dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn người từ những trải nghiệm chết hụt của mình.
2 tuần trước - Hà Thị Hậu lọt top 4 nữ cự ly 100 km trong giải chạy địa hình khắc nghiệt nhất thế giới Ultra Trail du Mont Blanc (UTMB) hôm 30.8 tại Pháp, trên đầu đội chiếc nón lá Việt Nam.
1 tháng trước - Đi cùng các đội hình sinh viên tình nguyện, đến bất cứ đâu chúng tôi cũng chứng kiến từ người dân cho đến chính quyền địa phương đều bày tỏ sự biết ơn với màu áo xanh. Họ niềm nở chào đón, rối rít cảm ơn và trên gương mặt luôn hiện rõ sự...
1 tháng trước - Vượt gần 1.700 km trong 39 ngày chạy bộ từ TP.HCM đến Hà Nội, cô giáo Lê Thị Thùy Vân (30 tuổi) và nhóm bạn đã kêu gọi được hơn 100 triệu đồng giúp trẻ em khó khăn được mổ tim.
Xem tin bài khác
44 phút trước - Trước đây tôi rất ghét những kẻ ngoại tình, nhưng chỉ vì chán chồng mà tôi đã mắc phải sai lầm khó có thể tha thứ.
47 phút trước - Vào giảng đường ĐH là cách để cô học trò mồ côi nghèo ở vùng quê xứ Quảng tự cứu lấy cuộc đời mình. Nhưng, ngoài ý chí và nghị lực, Nguyễn Thị Bích Tiên chẳng có gì trong tay. Không cha mẹ, nhà cửa cũng không có khiến em như cánh chim non...
1 giờ trước - Quảng Nam- 12 năm qua, khoảnh khắc ám ảnh nhất của Huệ An là ngồi nhìn mẹ lăn lộn với những cơn đau trên chiếc chiếu rách dưới gầm cầu, ven sông Sài Gòn.
1 giờ trước - Chi tiêu không ghi chép, mỗi ngày đều uống một ly trà sữa... là các thói quen tiêu xài khiến bạn bị rỗng ví nhanh chóng.
1 giờ trước - Phùng Khánh Duyên, sinh viên ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, vừa trở thành thủ khoa đồ án tốt nghiệp, lấy ý tưởng từ cánh đồng muối ở tỉnh Ninh Thuận.