ttth247.com

Có nên tiêm vaccine sau khi tiếp xúc người mắc sởi?

Con tôi tiếp xúc bệnh nhân sởi một ngày trước, có nên tiêm vaccine không? (Khắc Thành, 35 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Trường hợp của con bạn cần theo dõi sức khỏe của trẻ, kiểm tra sổ tiêm ngừa và tư vấn thêm với các bác sĩ tiêm chủng để được chỉ định sử dụng vaccine phù hợp.

Theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), vaccine sởi vẫn có giá trị bảo vệ với người đã tiếp xúc bệnh nhân. Nếu chưa có miễn dịch với sởi, người này cần tiêm phòng ngay, tốt nhất trong 72 giờ đầu sau khi tiếp xúc. Trường hợp kéo dài thời gian tiêm ngừa đến 6 ngày sau tiếp xúc, nguy cơ mắc sởi tăng lên và vaccine chỉ giúp phòng biến chứng nặng.

Hiện có ba loại vaccine có thành phần sởi gồm mũi sởi đơn, mũi phối hợp phòng sởi - rubella (MR) hoặc sởi - quai bị - rubella (MMR). Các vaccine có trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, chủng ngừa cho người từ 9 tháng tuổi, phác đồ hai mũi. Khi dịch bệnh bùng phát, bác sĩ có thể chỉ định tiêm sớm hơn để trẻ được bảo vệ sớm. Tiêm đủ liều, đúng lịch, vaccine sởi có giá trị bảo vệ lên đến 98%.

Trẻ cần tiêm vaccine ngừa sởi đủ liều, đúng lịch khi đủ tháng tuổi để được bảo vệ tốt nhất. Ảnh: Nhật Linh

Trẻ cần tiêm vaccine ngừa sởi đủ liều, đúng lịch khi đủ tháng tuổi để được bảo vệ tốt nhất. Ảnh: Nhật Linh

Cần lưu ý, sởi lây nhiễm nhanh qua đường hô hấp. Một người mắc bệnh có thể lây cho khoảng 20 người chưa có miễn dịch. Virus sởi có thể lây trước và sau khi người bệnh phát ban đến 4 ngày. Do đó, người dân cần tiêm vaccine sởi cho trẻ khi đủ tuổi, không nên đợi khi có dịch bệnh. Việc chủ động tiêm ngừa từ trước sẽ giúp bảo vệ trẻ tối ưu hơn.

Dấu hiệu mắc sởi ở người lớn không điển hình, có thể trở thành nguồn lây cho trẻ, phụ nữ mang thai và cộng đồng. Nếu người lớn trong gia đình chưa mắc sởi và tiêm ngừa, cần bổ sung ngay hai mũi vaccine.

Vaccine sởi không chỉ định cho thai phụ. Nữ giới có kế hoạch sinh con cần hoàn thành phác đồ tiêm sởi trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng. Chủng ngừa giúp bảo vệ mẹ trong thai kỳ và truyền kháng thể sang con, giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời khi chưa đủ tuổi tiêm ngừa.

Bác sĩ Bùi Công Sự
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
3 tuần trước - Những thay đổi của mô phổi, cơ hoành, xương lồng ngực khi già đi làm giảm khả năng loại bỏ tác nhân có hại, tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp
1 tháng trước - Trẻ nhỏ, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người chưa tiêm chủng nên rà soát lịch tiêm ngừa để kịp thời tiêm phòng sởi.
4 ngày trước - Trẻ nên tiêm vaccine đúng lịch, sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc để tăng đề kháng, tránh lây nhiễm sởi trong nhà trẻ, trường học.
1 tháng trước - TP HCM- Bé Trâm Anh, 10 tháng tuổi, nổi ban lấm tấm khắp người sau hai ngày ho, sốt, sổ mũi, vào viện khó thở, được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 hỗ trợ thở oxy.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
19 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
19 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.